cướp TS bằng súng giả- tội gì

Chủ đề   RSS   
  • #143849 29/10/2011

    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    cướp TS bằng súng giả- tội gì

    A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.

    Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.

    Hỏi:   1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (3 điểm)

              2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? (2 điểm)

              3. E có phạm tội không? Tại sao? (2 điểm)

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    20856 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #143852   29/10/2011

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Đây là 1 Bài tập, chắc em đang học ở trường Luật hoặc khoa Luật một trường nào đó. Anh chỉ trả lời vắn tắt thôi.
    1. Tội cướp tài sản theo quy định Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
    Em chú ý vào chỗ anh in đậm trong Điều luật để phân tích
    2. Vẫn là cướp nhưng là phạm tội chưa đạt, và còn dựa sự quyết liệt của việc lấy tài sản đó
    3. E phạm tội có thể là đồng phạm tội cướp nếu như hứa hẹn trước cho việc tiêu thụ TS của A và B cướp được hoặc phạm tội tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có nếu như không có hứa hẹn trước.
    Em có thể xem lại Điều 20 và Điều 250 Bộ luật hình sự
    CHúc em thành công

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
  • #143909   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    cảm ơn anh, nhưng em có một số thắc mắc thế này
    - thứ  nhất, trong trường hợp này có phải là dùng hành vi khác hay không, hay là "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc". Việc sử dụng súng giả hay thật có quyết định đến vấn đề đó không.
    - thứ hai, theo như em được học thì tội cướp tài sản không có giai đoạn phạm tội chưa đạt, chỉ có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành thôi
     mong anh giải thích thêm

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143935   29/10/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Có nhiều ý kiến về cấu thành của tội cướp tài sản. Theo mình thì khi quy định vào tội cướp tài sản hành vi khách quan: #fff8df;">có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
    thì đã làm cho tội cướp tài sản ko còn là cấu thành hình thức đơn thuần nữa.
    Hậu quả lâm vào tình trạng ko thể chống cự được là bắt buộc với hành vi này, nếu ko bị lâm vào tình trạng ko thể chống cự được thì tội cướp tài sản ở giai đoạn chưa đạt.

    VD: A bỏ thuôc mê cho B uống, nhưng do thuốc ít quá, B ko lâm vào tình trạng ko thể chống cự được.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (31/10/2011)
  • #143964   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    nói như vậy thì tội cướp tài sản vừa có cấu thành vật chất, vừa có cấu thành hình thức rồi.
    cho em hỏi trong trường hợp này có phải là dùng hành vi khác không, hay vẫn là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144058   30/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Quan điểm của tôi thì hành vi sử dụng súng giả để cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc chứ không phải là hành vi khác.

    Các bạn có thể tham khảo nội dung tương tự ở đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-hanh-vi-cuop-dung-sung-gia-44162.aspx#67548

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (31/10/2011)
  • #147459   14/11/2011

    nguyenthihuyen171192
    nguyenthihuyen171192

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi trong trường hợp này hành vi của A, B là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #147611   15/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn congtoan.hlu!

    Trong tình huống này, dựa vào hành vi A rút súng ra doạ:ngồi im không tao bắn chết ! " là ta có thể kết luận đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản. Và hành vi đe dọa vũ lực ngay tức này thuộc vào trường hợp cấu thành hình thức của tội cướp tài sản chứ không phải thuộc cấu thành vật chất của tội cướp tài sản như "hành vi khác" đã được quy định.

    Tội cướp tài sản với một trong hai hành vi dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không có giai đoạn chưa đặt, chỉ có gia đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn tội phạm hoàn thành. Vì thế ngay khi A hành động đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và không cần hai bên giằng co quyết liệt, không cần biết lấy được tài sản hay không là tội phạm của A đã hoàn thành.

    Về việc dùng súng giả, việc định tội chỉ khác dùng súng thật ở chỗ nó không thuộc tình tiết tăng nặng dùng vũ khí, phương tiện và thủ đoạn nguy hiểm. Súng giả có thể làm cho người bị cướp tài sản sợ hãi không khác gì súng thật nhưng xét về mức độ nguy hiểm thực tế thì nó không nguy hiểm.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 15/11/2011 01:37:54 CH Chỉnh font và cỡ chữ

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #147718   15/11/2011

    freshwater
    freshwater

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



             Mình đồng ý với buihuyentb!

          Tuy nhiên mình có một thắc mắc là liệu A và B có phạm tội theo điểm a khoản 2 Điều 133 hay không? tức là A, B phạm tội có tổ chức
     
    Báo quản trị |  
  • #147973   16/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Bạn freshwater thân!
    Chắc chắn là A và B không phạm tội có tổ chức rồi vì theo quy định thì phạm tội có tổ chức là khi việc phạm tội gồm nhiều người tham gia, với các đồng phạm xúi giục, chủ mưu, thực hành... và trên cả là được tổ chức chặt ché từ khâu lên kế hoạch, từng công việc của mỗi người khi phạm tội để thực hiện tội phạm nhằm đạt mục đích thậm chí cả khâu che giấu tội phạm, trốn tội... Tuy ở tình huống này việc thực hiện tội phạm có 2 người tham gia nhưng chỉ là đồng phạm rất đơn giản, không mang tính tổ chức cao nên A và B chỉ là đồng phạm thực hành thôi.
    Cập nhật bởi buihuyentb ngày 16/11/2011 10:24:28 CH

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #148890   20/11/2011

    thaihaunguyen
    thaihaunguyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo thấy Đinh Văn Quế trong quyển Bình luận khoa học luật hình sự thì hành vi dùng súng giả được xếp vào dạng dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #148979   21/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    thaihaunguyen viết:
    theo thấy Đinh Văn Quế trong quyển Bình luận khoa học luật hình sự thì hành vi dùng súng giả được xếp vào dạng dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác.


    Đồng ý với bạn là hành vi sử dụng súng giả là hành vi thuộc trường hợp "sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác". Nhưng "sử dụng thu đoạn nguy hiểm khác" là một tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS, chứ không phải là một hành vi được xác định theo ý nghĩa là một trong những loại hành vi khách quan thuộc mặt khách quan của cấu thành tội cướp tài sản.

    Với những gì mà topic này đang thảo luận, tôi nghĩ có vẻ bạn đang nhầm lẫn giữa tình tiết định khung hình phạt với mặt khách quan của tội phạm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #149326   22/11/2011

    firstTDA
    firstTDA

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em thấy trong bài viết khác anh Bách Thanh có khẳng định đây ko thể xem là thủ đoạn nguy hiểm ( từ chính nguồn anh trích ấy) nhưng đoạn trên anh lại đồng ý là đây là sử dụng thủ đoạn nguy hiểm. Nên em không hiểu lắm!! Vì đúng là em đọc trong sách của thầy Quế cũng thấy ghi là sử dụng súng giả bị áp dụng tình tiết tại điểm d điều 133???
     
    Báo quản trị |  
  • #149436   22/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ, rất cảm ơn bạn đã phát hiện ra sai sót của tôi. Cái này là do chủ quan quá nên đôi khi mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn đến vậy đấy.

    Xin khẳng định lại là tôi không đồng ý với quan điểm của cựu Chánh tòa hình sự TANDTC Đinh Văn Quế khi cho rằng cướp tài sản mà sử dụng súng giả là trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác và áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS. Bởi lý do như sau:

    Thông tư số 02/2001 quy định: 
    "Thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 134 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị bắt làm con tin hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân hoặc đầu độc người bị bắt làm con tin để việc thực hiện bắt cóc được dễ dàng; nhốt người bị bắt làm con tin vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ..., cũng có thể đầu độc những người khác để họ không thể cản trở được việc bắt làm con tin...

    Từ quy định trên có thể thấy thủ đoạn nguy hiểm là việc người phạm tội sử dụng phương pháp gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại. Vậy nếu một người đưa súng giả ra dọa bắn thì làm sao có thể gây nguy hại về tính mạng hay sức khỏe của người khác được. Cho nên việc sử dụng súng giả ra dọa chỉ là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Còn nếu như họ dùng cái súng giả đó mà đánh người ta thì đó lại là hành vi dùng vũ lực mất rồi.

    Bình luận của bác Quế là một bộ sách tham khảo rất có giá trị của mọt người có kiến thức uyên thâm về bộ môn luật hình sự. Nhưng trong bộ sách này cũng có nhiều chỗ mà nếu để ý, các bạn sẽ thấy phân tích của bác ấy không phù hợp, thậm chí là mâu thuẫn. 

    Đơn cử như để minh họa cho hành vi sử dụng thủ đoạn nguy hiểm, bác ấy đưa ra ví dụ như sau:

    "Quả chanh và chiếc khăn mùi soa, bản thân nó không chứa đựng khả năng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại nhưng người phạm tội dùng quả chanh nhét vào mồm nạn nhân và lấy khăn mùi soa bịt chặt lại thì khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại sẽ nhiều hơn. Một chiếc dây thừng, bản thân nó không chứa đựng khả năng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người nhưng nếu người phạm tội dùng nó để xiết cổ nạn nhân thì lại rất nguy hiểm".

    Các bạn thấy có dúng là nó mâu thuẫn không. "Dùng quả chanh nhét vào mồm nạn nhân và lấy khăn mùi soa bịt chặt lại, dùng dây thừng để xiết cổ nạn nhân" thì nó là hành vi dùng vũ lực rồi, chứ đâu có còn là hành vi sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác nữa. Cũng tương tự như hành vi sử dụng súng giả thôi. Khẩu súng giả bản thân nó không chứa đựng khả năng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người, và khi chỉ đưa ra dọa thôi thì nó cũng làm sao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe được. Chỉ khi nào người phạm tội sử dụng nó để tác động vào thân thể của người bị hại thì nó mới có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng lúc đó thì hành vi của người phạm tội lại là dùng vũ lực chứ không phải là hành vi sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác nữa.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #150133   25/11/2011

    firstTDA
    firstTDA

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các anh chị cho em hỏi với ạ, hành vi chăng dây ngang đường cho người đi xe máy vấp vào để chiếm đoạt tài sản thuộc dạng hành vi nào của tội cướp tài sản ạ???DÙng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hành vi khác ạ???
     
    Báo quản trị |  
  • #177736   11/04/2012

    cuongpeo
    cuongpeo

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu coi đây là tội cướp tài sản chưa đạt đã hoàn thành được không nhỉ? vì hành vi của A và B đã thỏa mãn cttp tội cướp tài sản nhưng chưa thực hiện được mục đích là chiếm đoạt được tài sản.:))
     
    Báo quản trị |  
  • #179505   18/04/2012

    ChuTungAnh
    ChuTungAnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mèo thân mến,
    Về vấn đề cướp có súng giả thì:
    Thứ nhất, sách tham khảo của thầy Quế không chính xác. Thực tiễn cho thấy, các bạn làm bài này đều bị điểm rất thấp. Với lại, thầy còn cho rằng tội Hiếp dâm có cấu thành vật chất (trong khi quan điểm chính thống lại là hình thức). Quan điểm của thầy dựa trên lập trường Luật sư của người bị hại. Còn chúng ta học là dựa trên lập trường Công tố viên, đúng người đúng tội.
    Thứ hai, Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức. Tức là cứ có 1 trong 4 dạng hành vi khách quan được quy định trong khoản 1 Điều 133 và mục đích chiếm đoạt là tội phạm hoàn thành. Mục đích không bắt buộc phải là sự hiện thực hóa hậu quả xảy ra, tức là không nhất thiết phải chiếm đoạt thành công. Cứ có mục đích "nhằm chiếm đoạt là được".
    Thứ ba, đối với bài tập này, phần a) mình cho rằng nó phạm tội cướp. Phần b) mình cũng cho rằng nó vẫn phạm tội cướp bởi các yếu tố cấu thành tội phạm về cơ bản không thay đổi, chỉ khác hậu quả. Mà theo như phân tích trên, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc đối với tội có cấu thành hình thức. Theo tớ, tình tiết bị phát hiện và chống cự là chỉ là hành vi tất yếu của nạn nhân, nó chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định mức hình phạt. Còn phần c) tất nhiên là phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250). Bởi vì theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Dân sự năm 2005 thì việc mua bán xe máy đồng thời phải chuyển giao các giấy tờ pháp lý có liên quan (ngoại trừ bằng lái xe), phải xác định xe đó có chính chủ hay không. Tất nhiên E biết xe phạm tội nhưng không hứa hẹn từ trước. Đừng phân chia trường hợp, vì thực tế cho thấy, những bài phân chia là những bài không hiểu đề, toàn bị 6 điểm.
    Chúc mèo thành công nhá!
    Bản quyền câu tra lời thuộc Chu Tùng Anh

    Cập nhật bởi ChuTungAnh ngày 18/04/2012 11:53:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #179975   20/04/2012

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo quan điểm của tôi, hành vi sử dụng súng giả để cướp tài sản này sẽ là hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
    Trong tội cướp này có 3 dạng hành vi khách quan là 
    + dùng vũ lực,
    + đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
    + hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
     
    Trong đó các dạng hành vi này cần phân biệt dựa trên yếu tố ý chí của người thực hiện hành vi. Từ việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi khác... đều phải có sự chuẩn bị từ trước của người thực hiện hành vi, và người thực hiện hành vi là người hiểu rõ nhất mình đang làm gì. Do đó để đảm bảo tính khách quan tránh suy diễn thì việc phân chia hành vi nào là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được cần phải dựa trên ý chí của người thực hiện hành vi.
    Trong trường hợp dùng súng giả để cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp biết rõ súng không bắn được nhưng vẫn sử dụng để lừa người bị hại tưởng đó là súng thật. Như vậy người thực hiện hành vi biết rõ mình không thể dùng vũ lực và cũng không có ý định dùng vũ lực mà chỉ làm cho bị hại lầm tưởng là mình sẽ dùng vũ lực (dùng súng bắn). Nên hành vi dùng súng giả để cướp này là hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #180437   22/04/2012

    ChuTungAnh
    ChuTungAnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


                         Tớ phản đối quan điểm của phuongsotiensinh, đây không thể coi là hành vi khác được mà là đe dọa dùng vũ lực. Rõ ràng, chúng sử dụng súng giả (thủ đoạn mưu mô) để đi cướp, chúng có nói: ngồi im không tao bắn chết. Đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực rồi. Người bị đe dọa đã tưởng là súng thật nên mới lâm vào tình trạng không thể chống cự. Lời đe dọa đó đã tác động đến tinh thần, khiến nạn nhân thấy rằng nếu không làm theo lời kẻ phạm tội thì sẽ bị bắn chết. Thực ra, hành vi trong tội cướp là hành vi chiếm đoạt tài sản. Còn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hành vi khác đó, bản chất của nó là thủ đoạn phạm tội. Nói nôm na chính là phương thức mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Công cụ phương tiện phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc để định danh Tội cướp tài sản. Giả dụ nó là súng thật đi, thì tội danh này vẫn không thay đổi. Công cụ súng giả chỉ là một trong những thủ đoạn của tội phạm thôi. Không cần biết nạn nhân có biết hay không, miễn là chúng đã sử dụng thủ đoạn này là tội phạm đã hoàn thành. Chẳng nhẽ, người phạm tội đi cướp tài sản của người khác lại nói với nạn nhân là: "Tao đang đe dọa mày đấy". Hoặc nạn nhân lại hỏi người phạm tội: "Đấy có phải là súng giả không để em còn chuẩn bị tâm lí".


    Bản quyền câu trả lời thuộc về Chu Tùng Anh

    Cập nhật bởi ChuTungAnh ngày 22/04/2012 08:03:03 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #180439   22/04/2012

    ChuTungAnh
    ChuTungAnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn đang nhầm giữa hành vi và thủ đoạn. Bạn có thể tham khảo quy định dưới đây:

    5.1. "Thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản...

    (THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ CÔNG AN, BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2001VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ÁP ĐỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG XIV "CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU" CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999)

     
    Báo quản trị |  
  • #180540   23/04/2012

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    Mĩnh nghĩ là mình không nhầm giữa hành vi và thủ đoạn. Vì trong tội cướp này có 3 dạng hành vi khách quan, trong đó có #fff8df;">hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi khác ở đây chính là việc sử dụng những thủ đoạn.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |