Cướp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #213248 12/09/2012

    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Cướp tài sản

    Do có ý chiếm đoạt tài sản của B nên A đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực B. Thấy B nằm im, tin rằng đã chết, A liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền( tổng giá trị tài sản mà A chiếm đoạt được là 100 triệu). Rất may cho B, vì B được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%.

    Hỏi:

    1.Hãy định tội danh cho hành vi của A?

    2.Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A?

    3.Nếu A mới 15 tuổi thì A có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Vì sao?

    Loan Zjk

     
    10200 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #213300   12/09/2012

    franxi
    franxi

    Male
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 6 lần


    1. A phạm 2 tội: giết người (Đ94) và tội cướp tài sản(Đ133)

    2. đối với tội giết người: tội phạm ở giai đoạn đã hoàn thành nhưng chưa đạt

      đối với tội cướp tài sản: tội phạm ở giai đoạn đã hoàn thành

    3. xét về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cần căn cứ vào Đ12 - BLHS :

     

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #213308   12/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


     

    Chào bạn

    Xét thấy các hành vi của A  rất nguy hiểm cho xã hội,thỏa mãn cttp của 2 tội đó là

    1.Tội giết người quy định tại điều 93 BLHS

     

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Giết nhiều người;
      b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
      c) Giết trẻ em;
      d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
      đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
      g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
      h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
      i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
      k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
      l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
      m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
      n) Có tính chất côn đồ;
      o) Có tổ chức;
      p) Tái phạm nguy hiểm;
      q) Vì động cơ đê hèn.
    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Tuy nhiên trường hợp này A rơi vào giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.Người phạm tội đã thực hiện tất cả các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn nên hậu quả vẫn không xả ra.(thực tế hành vi của A đâm vào ngực B cũng có thể suy  ra A cũng mong muốn B chết).

    Ở TH sau đã có đủ cttp về tội cướp tài sản quy định tại điều 133 BLHS

     

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Tại điều 12 BLHS có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm HS.

     

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Tại k3 điều 8 BLHS 

    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Ở đây A phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.Tuy nhiên bạn có thể xem thêm k2 điều 74 BLHS quy định về hình phạt tù của người chưa thành niên phạm tội

    Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    LoanZjk (13/09/2012)
  • #213516   13/09/2012

    LoanZjk
    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Tớ cũng nghĩ như 2 bạn

    A phạm 2 tội: Giết người( điều 93) phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

    và Cướp tài sản đã hoàn thành.

    Nhưng còn tỷ lệ thương tật? do giết người chưa đạt hay trở thành tình tiết tăng nặng của tội cướp tài sản?

     

    Loan Zjk

     
    Báo quản trị |  
  • #213611   14/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Tội giết người theo điều 93 blhs có cttp vật chất,tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra,tuy nhiên trong TH này hậu quả chết người không xảy ra nên A rơi vào TH chưa đạt.Do ở đây A phạm 2 tội nên tỉ lệ thương tật 50% sẽ  không được tính vào tình tiết tăng nặng ở tội cướp tài sản mà tình tiết tặng nặng ở tội cướp tài sản là ở điểm e k2.

    Bạn có thể xem thêm nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP.

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #214230   18/09/2012

    LoanZjk
    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Tội giết người thì rơi vào điểm g khoản 1 Điều 93 phải k?

    g. Để thực hiện hoạc che giấu tội phạm khác

    Loan Zjk

     
    Báo quản trị |  
  • #214367   18/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Đúng như bạn nói.

    Thân!.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #214655   19/09/2012

    LoanZjk
    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn cả nhà rất nhiều ^^

    Loan Zjk

     
    Báo quản trị |