Cướp giật tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #471109 16/10/2017

    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Cướp giật tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản

    A quen B và đến nhà B chơi. B để xe máy ở ngoài sân có sẵn chìa khóa ở cổ xe. Vì B bận việc trong nhà nên A lấy xe nổ máy, khi nghe tiếng máy nổ thì B vừa chạy ra vừa bảo "đừng lấy xe của tao" và chạy lại cầm tay vào được  phía sau xe. A ga mạnh làm xe vọt về trước, B ngã ra sân (thương tích nhẹ). Sau đó A mang xe đi bán được 20tr đồng. Mong ý kiến từ các bạn.

     
    11111 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thachlaw vì bài viết hữu ích
    BanphapcheSLCC (26/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471125   16/10/2017

    Theo mình hành vi của A là "Trộm cắp tài sản" vì:

    1/ Lợi dụng sự sơ hở của B (B để xe máy ở ngoài sân có sẵn chìa khóa ở cổ xe, B bận việc trong nhà).

    2/ A ga mạnh làm xe vọt về trước, B ngã ra sân (thương tích nhẹ): đây là hành động chống trả để tẩu thoát khi bị phát hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #471169   16/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo quan điểm của mình, hành vi của A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015.

    Mình sẽ phân tích cấu thành tội phạm của tội này như sau:

    Về chủ thể: Theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi.

    Về khách thể: Quan hệ sở hữu.

    A có hành vi chiếm đoạt xe máy là tài sản của B, tức là đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản.

    Về mặt khách quan: 

    - Hành vi: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh…

    Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
    Trong tình huống trên, A đã có thủ đoạn lợi dụng lúc B đang bận việc trong nhà, sẵn chìa khóa đang cắm ở cổ xe để chiếm đoạt chiếc xe máy. Khi bị B phát hiện, A vẫn ngang nhiên rồ ga chạy, tức công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy trước mặt B là chủ sở hữu.
    - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
    Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, giá trị tài sản bị chiếm đoạt của tội này từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 172.
     
    Về mặt chủ quan: lỗi cố ý
     
    Ngoài ra, tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của B mà A có thể phạm thêm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 134 Bộ luật hình sự.

     

    Cập nhật bởi thanhtamlkt ngày 16/10/2017 09:57:47 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtamlkt vì bài viết hữu ích
    Thachlaw (17/10/2017)
  • #471211   17/10/2017

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    thanhtamlkt viết:

    Theo quan điểm của mình, hành vi của A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015.

    Mình sẽ phân tích cấu thành tội phạm của tội này như sau:

    Về chủ thể: Theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi.

    Về khách thể: Quan hệ sở hữu.

    A có hành vi chiếm đoạt xe máy là tài sản của B, tức là đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản.

    Về mặt khách quan: 

    - Hành vi: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh…

    Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
    Trong tình huống trên, A đã có thủ đoạn lợi dụng lúc B đang bận việc trong nhà, sẵn chìa khóa đang cắm ở cổ xe để chiếm đoạt chiếc xe máy. Khi bị B phát hiện, A vẫn ngang nhiên rồ ga chạy, tức công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy trước mặt B là chủ sở hữu.
    - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
    Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, giá trị tài sản bị chiếm đoạt của tội này từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 172.
     
    Về mặt chủ quan: lỗi cố ý
     
    Ngoài ra, tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của B mà A có thể phạm thêm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 134 Bộ luật hình sự.

     

    mình cũng nghiêng về phía công nhiên hơn, nhưng không hoàn toàn nhất trí. Bởi vì việc B chạy ra và nắm được vào phía sau xe, nhưng do A rồ ga mạnh nên B mới ngã. Trường hợp này mình đang lăn tăn với cướp giật. cảm ơn bạn đã góp ý

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thachlaw vì bài viết hữu ích
    nguyenfelix (01/09/2018)
  • #471186   16/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo mình trong trường hợp này A phạm tội cướp giật tài sản theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy đinh về Tội cướp giật tài sản. Cụ thể: 

    - Thứ nhất, Việc A thấy xe của B ngoài sân có sẵn chòa khóa và nổ máy bỏ chạy được coi là dấu hiệu công khai, lỗi cố ý trực tiếp muốn chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này, A làm chủ được hành vi của mình và không có ý định che đậy hành vi phạm tội đó.

    - Thứ hai: Hành vi nổ máy xe, nhanh chóng thực hiện hành vi phạm tội lợi dụng sơ hở của B và rồ ga bỏ chạy mặc cho chủ tài sản là B đã cố bám vào phía sau xe, gây ra thương tích cho B. Như vậy, chủ tài sản điều kiện ngăn cản nhưng người phạm tội vẫn ngang nhiên chiếm đoạt tài sản ( khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.)

     Với thủ đoạn như vậy A muốn B không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình mặc cho hành vi đó có gây ra thương tích cho B hay không mà A chỉ quan tâm đến mục đích cuối cùng là chiếm đoạt được chiếc xe và mang đi bán lấy tiền.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    Thachlaw (17/10/2017)
  • #471213   17/10/2017

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    vyvy2409 viết:

    Theo mình trong trường hợp này A phạm tội cướp giật tài sản theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy đinh về Tội cướp giật tài sản. Cụ thể: 

    - Thứ nhất, Việc A thấy xe của B ngoài sân có sẵn chòa khóa và nổ máy bỏ chạy được coi là dấu hiệu công khai, lỗi cố ý trực tiếp muốn chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này, A làm chủ được hành vi của mình và không có ý định che đậy hành vi phạm tội đó.

    - Thứ hai: Hành vi nổ máy xe, nhanh chóng thực hiện hành vi phạm tội lợi dụng sơ hở của B và rồ ga bỏ chạy mặc cho chủ tài sản là B đã cố bám vào phía sau xe, gây ra thương tích cho B. Như vậy, chủ tài sản điều kiện ngăn cản nhưng người phạm tội vẫn ngang nhiên chiếm đoạt tài sản ( khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.)

     Với thủ đoạn như vậy A muốn B không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình mặc cho hành vi đó có gây ra thương tích cho B hay không mà A chỉ quan tâm đến mục đích cuối cùng là chiếm đoạt được chiếc xe và mang đi bán lấy tiền.

     

    cảm ơn bạn đã phản hồi. Mình cũng đang phân vân giữa công nhiên và cướp giật. Quan điểm bạn đưa ra cũng rất giống cách suy nghĩ của mình để biện luận cho tội cướp giật. Nhưng tình tiết vụ án thực tế bị hại khai là có nắm được vào phía sau đuôi xe, nhưng nắm chưa chắc chắn lắm, và do đà của chiếc xe vọt nhanh nên mới bị ngã. Vậy theo bạn trường hợp này có được xem là "có điều kiện ngăn cản" hay không. Cảm ơn đã phản hồi. :)

     
    Báo quản trị |  
  • #471210   17/10/2017

    Lúc đầu lợi dụng A ở trong nhà (B lén lút): TRỘM CẮP TÀI SẢN

    Sau A phát hiện chạy ra nắm vào đuôi xe, B cố tình chạy - Chuyển hóa tội danh thành: CƯỚP

     
    Báo quản trị |  
  • #471566   19/10/2017

    Mình đồng ý với quan điểm là trộm cắp tài sản. Ở đây, khi "lợi dụng" lúc A trong nhà, B nổ máy đi, tức là đã hoàn thành tội trộm cắp tài sản, khi có sự dịch chuyển tài sản. Khi A phát hiện, đuổi theo thì B bỏ chạy chỉ là nhằm chiếm đoạt tài sản đến cùng mà thôi, không có ý nghĩa về định tội danh

     
    Báo quản trị |