cướp giật tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #131094 15/09/2011

    zeny09

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    cướp giật tài sản?

    A rủ B đi cướp giật tài sản. A điều khiển xe máy, còn B ngồi sau xe giật túi xách của người đi đường. Theo cách đó, hai tên A, B đã thực hiện được ba vụ với tổng số tài sản bị chiếm đoạt có giá trị 40 triệu đồng.

    Giả thiết B mới 15 tuổi, A và B có phải những người đồng phạm không? Tại sao?

    kẻ mạnh không phải là kẻ đứng trên vai người khác

    kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đối vai của chính mình.

     
    10041 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #131107   16/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    có vẻ như #ca0002;">#0072bc;">zeny09 chỉ để hỏi bài tập thôi ấy nhỉ? SV năm 2 sao nhác thế không biết chả chịu suy nghĩ gì cứ có bài tập là đi nhờ mọi người rồi mà bản thân lại không chịu động não.
    với những vụ án hình sự kiểu như thế này, hay như vụ :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-hinh-su-vao-day-nha!!-52533.aspx#130416
    chỉ cần đọc giáo trình là có thể giải quyết được!
    thất vọng về mấy em này quá 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    zeny09 (16/09/2011)
  • #131194   16/09/2011

    garan viết:
    có vẻ như zeny09 chỉ để hỏi bài tập thôi ấy nhỉ? SV năm 2 sao nhác thế không biết chả chịu suy nghĩ gì cứ có bài tập là đi nhờ mọi người rồi mà bản thân lại không chịu động não.
    với những vụ án hình sự kiểu như thế này, hay như vụ :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-hinh-su-vao-day-nha!!-52533.aspx#130416
    chỉ cần đọc giáo trình là có thể giải quyết được!
    thất vọng về mấy em này quá 


    Có vẻ bạn Gà Rán cũng uyên thâm đó nhỉ?hic, người ta không biết thì mới hỏi, bạn không trả lời thì thôi sao lại lớn tiếng quá vậy?Cô em xinh thế kia mà Gà rán không Vô lăng tý nào cả, hic.hic...Đâu có phải ai đọc xong cũng hiểu được như Gà Rán đâu nhỉ?

    Gà rán có thể cho chủ topic và những mọi người theo quan điểm của gà rán thì đó có phải là đồng phạm không vậy? mình cũng ko xác định được nó có đồng phạm không nữa.?mong bạn chỉ giáo. Xin đa tạ!
    Cập nhật bởi thuviendaihocdalat ngày 16/09/2011 10:17:06 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuviendaihocdalat vì bài viết hữu ích
    zeny09 (16/09/2011)
  • #131227   16/09/2011

    zeny09
    zeny09

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Thật ra thì đúng là em có nhác thật nhưng bài tập em cũng có định hướng làm rồi, hỏi các tiền bối chỉ là để chắc chắn và tham khảo thêm. mong các tiền bối chỉ giáo. :)

    Ví dụ của em ở trên A là người thành niên rủ B (15 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Trong trường hợp này thì sẽ không được xem là đồng phạm mà sẽ xem là phạm tội riêng lẻ do B không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tòa án thường xét xử ở quan điểm xem như A "trực tiếp" thực hiện hành vi phạm tội thông qua "công cụ" là B.

    Em nghĩ thế có đúng không ạ. Vì theo điều 20 BLHS quy định về đồng phạm nhưng không nói rõ là quy định bao nhiêu tuổi thì được coi là đồng phạm.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 16/09/2011 01:16:31 CH ghép bài

    kẻ mạnh không phải là kẻ đứng trên vai người khác

    kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đối vai của chính mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #131779   18/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Tôi thấy topic này có bạn hỏi đích danh "Gà Rán" nên không tiện tham gia. Nhưng mấy hôm nay thấy "Gà Rán" có viết bài ở những topic khác mà không có ý kiến về topic này, nên mạn phép sửa sai cho bạn zeny09 vậy.

    Để xác định trường hợp này có phải là đồng phạm hay không mà bạn chỉ dựa vào điều 20 BLHS thì khó để xác định lắm, và hậu quả là bạn đã sai mất rồi.

    Trước hết bạn phải xem xét hành vi cướp giật trên thuộc vào khoản mấy của điều 136 BLHS, để từ đó xác định nó là loại tội gì theo quy định tại điều 8 BLHS. Đề bài này đã sử dụng giá trị tài sản bị chiếm đoạt chỉ là 40 triệu đồng để đánh lừa các bạn, làm cho các bạn chỉ tập trung vào tình tiết định khung tăng nặng về giá trị tài sản chiếm đoạt, mà quên mất các tình tiết định khung khác.  

    Theo hướng dẫn tại tiểu mục 5.3 mục 5 Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP thì hành vi sử dụng xe máy để cướp giật của A và B thuộc tình tiết định khung "dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản 2 điều 136 BLHS.

    5.3. "Dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy... Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.

    Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS thì tội phạm quy định tại khoản 2 điều 136 là loại tội rất nghiêm trọng.

    Theo khoản 2 điều 12 BLHS thì Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Theo nội dung topic thể hiện thì A và B đã cùng cố ý thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Do đó căn cứ nào khoản 1 điều 20 BLHS thì trường hợp này là đồng phạm.

     

     

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 18/09/2011 08:09:22 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    limhlantrang (18/11/2011) luatgiaphong (19/09/2011) zeny09 (25/09/2011) AcquysongNin (25/05/2012)
  • #146869   10/11/2011

    trans06
    trans06

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo tôi nghĩ trong bài này câu hỏi là B mới 15 tuổi và A, B có phải là đồng phạm ko?nếu vậy thì căn cứ vào điều 20-BLHS và trong giáo trình LHS thì A mới là người thực hành. còn B chỉ là người bị A tác động tới và trong trường hợp này thì ngoại lệ là tuy B bị tác động nhưng B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo như BachThanhDC. còn B không phải là đồng phạm của A
    Nếu bạn nào có ý kiến nói B là đồng phạm thì theo bạn B thuộc loại người đồng phạm nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #146876   10/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ủa, sao bạn bảo không phảo là đồng phạm nhỉ?

    Topic nêu: "#edf5f6;">A rủ B đi cướp giật tài sản. A điều khiển xe máy, còn B ngồi sau xe giật túi xách của người đi đường"

    Vậy thì cả A và B đều là người thực hành còn gì.


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    AcquysongNin (25/05/2012)
  • #146879   10/11/2011

    trans06
    trans06

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thì chỉ có A mới là người thực hành. cái mà mình ko hiểu câu trả lời của bạn là bạn xác định B là đồng phạm dựa vào những dấu hiệu nào về mặt chủ quan và khách quan?

    mình thấy trong câu trả lời của bạn chỉ đề cập tới việc B có phải chịu TNHS ko thôi
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 10/11/2011 09:25:02 CH ghép bài
     
    Báo quản trị |  
  • #146888   10/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    A điều khiển xe máy, B ngồi sau trực tiếp giật túi xách mà bạn lại cho rằng chỉ có A là người thực hành là sao nhỉ. 

    Thử hỏi bạn:
    - B có thực hiện tội phạm không? Câu trả lời chắc chắn là có.
    - B thực hiện tội phạm với lỗi cố ý hay vô ý? Câu trả lời cũng chắn chắn là cố ý.
    - B thực hiện tội phạm cùng với? Câu trả lời là cùng với A.

    Vậy thì A và B cùng cố ý thực hiện một tội phạm, sao không phải là đồng phạm được. Đó chính là mặt chủ quan của tội phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, tức là trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản la "giật tài satn". B là người trực tiếp giật túi xách. Vậy B không phải là người thực hành thì là người gì đây. Đó chính là mặt khach quan của tội phạm.

    Hình như bạn cho rằng vì B chịu sự tác động của A nên B không phải là đồng phạm. Nếu đúng vậy thì bạn ai lầm về mặt lý luận, bởi sự tác động không liên quan gì đến việc có đông phạm hay không trong trường hợp này cả. A rủ B đi cướp giật thì A phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS là xúi dục người chưa thành niên phạm tội.

    trans06 viết:

    mình thấy trong câu trả lời của bạn chỉ đề cập tới việc B có phải chịu TNHS ko thôi

    Bạn đọc bài viết của tôi mà nói thế này thì chứng tỏ bạn đọc không kỹ. Trong bài viết của mình, tôi đã kết luận thế này:

    #edf5f6; font-size: 13px;">"Theo nội dung topic thể hiện thì A và B đã cùng cố ý thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Do đó căn cứ nào khoản 1 điều 20 BLHS thì trường hợp này là đồng phạm".

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    AcquysongNin (25/05/2012)
  • #146890   10/11/2011

    trans06
    trans06

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong vụ này mình đã xem tất cả các dấu hiệu về mặt chủ quan thì B đều thoả mãn.

    Nhưng ở mặt khách quan về dấu hiệu thứ nhất : đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất 2 người và 2 người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt ko đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.

    Đến phần người thực hành thì có 2 dạng: 1 là trưòng hợp tự mình thực hiện, 2 là người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người ko tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà họ chỉ có hành động cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Và người bị tác động này thì ko được coi là đồng phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #146894   10/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    trans06 viết:
    Dấu hiệu chủ thể đặc biệt ko đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.
    Đến phần người thực hành thì có 2 dạng: 1 là trưòng hợp tự mình thực hiện, 2 là người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người ko tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà họ chỉ có hành động cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Và người bị tác động này thì ko được coi là đồng phạm.


    Quả thực là tôi không thể hiểu được bạn lấy cái lý luận này ở đâu ra.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    AcquysongNin (25/05/2012)
  • #147257   12/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


                      

    Em đồng ý với quan điểm của anh ( chị ) BachThanhDC:

    A và B thỏa mãn các dấu hiệu là đồng phạm, thể hiện ở mặt khách quan và mặt chủ quan. Về mặt chủ quan, A và B đều cố ý thực hiện tội phạm ; biết và mong muốn sự cố ý của người còn lại trong việc thực hiện tội phạm. Về lí trí, A và B đều nhận thức rõ hành vi của mình và của người còn lại trong việc cướp giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cũng thấy trước hậu quả của hành vi đó.. Về mặt ý chí, cả A và B đều mong muốn cho hậu quả xảy ra, đã hành động và có ý thức để cho hậu quả xảy ra.

    Về mặt khách quan, cả  A và B đều có đủ điều kiện về chủ thể và cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Sự tham gia này thể hiện ở việc chúng đã thỏa thuận, hành động cụ thể.   Cả hai cùng đồng ý thực hiện và thực hành với mỗi nhiệm vụ khác nhau, A điều khiển xe máy, B giật túi xách của người đi đường. Cả 2 đều là người thực hành.

     

    Cập nhật bởi buihuyentb ngày 12/11/2011 11:07:26 CH

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buihuyentb vì bài viết hữu ích
    AcquysongNin (25/05/2012)
  • #148488   18/11/2011

    limhlantrang
    limhlantrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    theo như mình biết thì người xúi giục là: Người kích dọng dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
    trong vụ án này, chính A đã dụ dỗ B thực hiện tội phạm.
    theo như trong sách bình luận khoa học luật hình sự của bác Đinh Văn Quế thì: trong trường hợp người xúi giục lại là người cùng thực hiện tội phạm thì hị trở thành người tổ chức. và nếu họ xúi giục người chưa thành niên phạm tội thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng "xúi giục người chưa thành niên phạm tội"

    trong vụ án này, A đã cùng thực hiện tội phạm với B. B là người chưa thành niên (15 tuổi)
    vì thế mình nghĩ:
        -   A là người tổ chức
        -   A phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "xúi giục người thành niên phạm tội" như đã nêu trê


    mọi người góp ý nhé
    Cập nhật bởi limhlantrang ngày 18/11/2011 04:02:22 CH

    tôi đã từng khóc khi không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp một người không có chân để đi giầy...

     
    Báo quản trị |  
  • #148489   18/11/2011

    limhlantrang
    limhlantrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    còn về A thì minh đồng ý quan điểm A là người thực hành như BachThanhDC đã nói

    tôi đã từng khóc khi không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp một người không có chân để đi giầy...

     
    Báo quản trị |  
  • #148500   18/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Bạn trích dẫn bình luận nhưng lại lược bỏ mất vài chi tiết nên đã làm cho ý nghĩa của nó bị rẽ sang hướng khác. 

    Nguyên văn đoạn bình luận đó như sau:

    "Trong trường hợp người xúi dục lại là người tổ chức và cùng thực hiện tội phạm, thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi dục người chưa thành niên phạm tội thì họ còn phải chịu tình tiết tặng nặng "xúi dục người chưa thành niên phạm tội".

    Phần trích dẫn của bạn thiếu mất đoạn được đánh dấu màu đỏ ở trên.

    Bình luận trên phải được hiểu là: trước hết họ phải là người xúi dục người khác thực hiện tội phạm. Nhưng trước hoặc sau khi đã xúi dục được người khác phạm tội, họ lại đứng ra tổ chức việc thực hiện phạm tội (tức là thực hiện những hành vi như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng phạm khác, vạch ra kế hoạch cụ thể để thực hiện tôi phạm...) và họ cùng thực hiện tội phạm đó luôn thì vai trò của họ mới trở thành người tổ chưc. 

    Về khái niệm, thì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, việc thực hiện tội phạm. Về mặt lý luận thì người tổ chức chỉ xuất hiện trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Vì vậy mà với nội dung topic này đưa ra thì A không phải là người tổ chức bởi nó không thỏ mãn các dấu hiệu trên. A chỉ rủ B đi cướp giật, chứ topic không thể hiện A có thực hiện những hành vi của một người tổ chức hay không, nên sự đồng phạm giữa A va B chi là đồng phạm giản đơn chứ không phải là đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức).

    Thân ái!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 18/11/2011 04:11:02 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    limhlantrang (18/11/2011) AcquysongNin (25/05/2012)