Cưởng chế giám định thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #223134 30/10/2012

    pipax8309

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cưởng chế giám định thương tích

    Kính chào Luật sư,

    Anh A và anh B có xô xác với nhau. Vụ việc đã được 2 bên thỏa thuận hòa giải, anh A bồi thường hoàn tiền thuốc, tiền ăn ....Anh B  có làm đơn bải nại hoàn toàn, cam kết không giám định thương tật , không thưa kiện. Vụ việc có BND ấp xác nhận và đã nộp cho công an Huyện. Hơn một tháng sau Công an huyện mời anh B với lý do troa đổi vấn đề nhưng lại đưa anh B đến công an tỉnh giám định thương tật.

    Anh B đã bải nại yêu cầu công an không xử lý vụ việc, cam đoan không giám định thương tật sao Công an Huyện lại cưởng chế giám định

    Hỏi:

    1/ Nguyên đơn bải nại, vụ việc có  phải xử không?

    2/ Công an cưởng chế Giám định như vậy có đúng pháp luật không?

    Xin cám ơn luật sư

    Cập nhật bởi pipax8309 ngày 31/10/2012 11:02:47 SA
     
    4507 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #223849   02/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Tôi xin trao đổi với bạn như sau:

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành:

     

    Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

     2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    1/ Theo đó, nếu trường hợp xô xác trên mà thương tích gây ra do sử dụng hung khí nguy hiểm được quy định tại điểm a khoản 1 điều 104 BLHS mà Cơ quan cảnh sát điều tra xét thấy có khả năng tỷ lệ thương tích là từ 11% trở lên thì Cơ quan cảnh sát điều tra cần đưa đi giám định để có căn cứ khởi tố vụ án.

    Nếu tỷ lệ thương tật sau khi giám định mà dưới 11% (có sử dụng hung khí nguy hiểm) thì khi có đơn yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan CSĐT mới thực hiện việc khởi tố vụ án (trong trường hợp này mà người yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu khởi tố theo quy định thì vụ án mới được đình chỉ. Đơn bãi nại chỉ là một căn cứ giảm nhẹ TNHS, chứ không phải là Đơn xin rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án)

    2/ Trường hợp trên không phải là Công an cưỡng chế giám định. Theo pháp luật hình sự, thì trách nhiệm hình sự của mỗi cá nhân khi vi phạm là trách nhiệm đối với Nhà nước, chứ không phải là trách nhiệm với cá nhân. Nên khi Cơ quan CSĐT xét thấy cần phải giám định thương tích để có căn cứ giải quyết vụ án, thì Cơ quan CSĐT cần làm thủ tục để giám định (tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm, căn cứ pháp luật hình sự).

    Như vậy, Cơ quan CSĐT tiến hành thủ tục giám định là đúng quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |