Thưa luật sư,
Tôi tên Thương. Câu chuyện của tôi khá dài và tôi không biết phải trình bày sao cho dễ hiểu. Tôi trình bày dưới đây, nếu có điều gì chưa rõ, xin luật sư cứ hỏi để tôi giải thích rõ hơn.
Năm ... : Tôi mua 1 miếng đất (tên ký hiệu: V.1). Người Bán đất có thỏa thuận cho tôi 1 con đường (tên ký hiệu: D.X).
Người Bán đất này còn 1 miếng đất (ký hiệu V.R). Người bán đất phải đi trên miếng đất giáp ranh nhà tôi và trong miếng đất trực thuộc nhà bà N (ký hiệu miếng đất đường đi này là D.R) để đến R.
1 thời gian sau, Người bán đất này cho tôi miếng đất V.R.
1 thời gian sau, tôi không đi lại trên con đường D.X nên người bán đất đã sử dụng.
Năm ... : Tôi nhận được 1 miếng đất (Tên ký hiệu: V.2) cho tặng và nhận được 1 con đường (tên ký hiệu: D.Y)
=> Tóm lại là nhà tôi có diện tích: V.1-V.2-V.R
Ngoài ra, tôi sử dụng thêm miếng đất D.Z của nhà bà N. (D.R kết nối với D.Z theo hình L). Tiếp đến kết nối với 1 mảnh đất khác trực thuộc nhà TL (ký hiệu tên đường D.L) (D..Z kết nối với D.L theo hình chữ L)
=> Như vậy, đoạn đường nhà tôi đi gồm có: D.R-D.Z-D.L ra được con đường chính (D.C) theo hình chữ Z mà là vuông gốc.
- Bà N chỉ có 1 đi con đường D.L để ra đường chính (D.C).
Qua các năm:
- Đường đi D.Z thay đổi di dời vị trí theo ý bà N, tôi cũng đi theo sự di dời của con đường D.Z
- Đường đi D.L thay đổi, di dời theo ý nhà TL. Cuối cùng, nhà nước mở rộng quy hoạch đường D.L thành đường đi công cộng.
Năm ....: Tôi được cấp quyền sử dụng đất qua 1 quyển sổ Hồng H.1, chỉ thể hiện 1 con đường duy nhất là D.Y
Sau đó, Tôi được cấp thêm quyển sổ Hồng H.2, trong đó có thể hiện đường đi D.Y và D.Z
Tuy nhiên, sau đó bà N đã rào chắn không cho tôi sử dụng con đường D.Z và D.R. Trong khi đó, nhà bà N chưa được cấp quyền sử dụng đất.
Tôi tiến hành hồ sơ khởi kiện Bà N để yêu cầu bà N cung cấp D.Z thành đường đi công cộng:
Vì Bản đồ lưu trữ ở Địa chính Thị trấn Xã (TTX) thì không thể hiện con đường D.Z.
Nên Phòng tài nguyên và MT (PTNMT) Huyện sử dụng bản photo bản đồ lưu trữ ở TTX và thêm 1 con đường D.Z vào cho phù hợp với thực địa và sổ hồng H.2. Đóng mọc phòng TNMT Huyện, nộp hồ sơ cho UBND Tỉnh để xử lý vụ kiện. Tuy nhiên, trong quá trình nộp hồ sơ, phòng TNMT Huyện đã đo đạt và ghi chép không chính xác diện tích D.Z, mà chia D.Z thành 2 mảnh (ký hiệu D.Z.1 + D.Z.2)
- Tòa án nhân dân Tỉnh (TAND Tỉnh) ra quyết định: yêu cầu bà N cung cấp đất D.Z.1 để làm đường đi công cộng.
- Đến khi hồ sơ đưa ra Tòa Án cấp cao TP.HCM xét xử thì ra quyết định thực hiện theo quyết định của Tòa án ND Tỉnh. Nghĩa là yêu cầu bà N cung cấp đất D.Z.1 để làm đường đi công cộng.
- Ngày thi hành án cưỡng chế nhà bà N. Thì bà N đồng ý chấp nhận cấp đất D.Z.1 cho nhà nước để làm đường đi công cộng.
Tuy nhiên, tôi không đồng ý. Bởi vì phải có thêm D.Z.2 thì tôi mới có thể đi được. Nên tôi yêu cầu cơ quan thẩm quyền yêu bà N cấp thêm phần D.Z.2 nữa.
Đến nay, đã 4 năm mà bên cơ quan chức năng vẫn không giải quyết về con đường đi.
Tôi tiến hành khởi kiện lên UBND Thị trấn, UBND Huyện.
Trong khi tiến hành khởi kiện, thì các cấp chính quyền có đưa ra hướng thỏa thuận: yêu cầu bà N bán phần D.Z.2 cho nhà nước để làm đường đi công cộng. Tuy nhiên, bà N vẫn không đồng ý.
Trong quá trình này, có rất nhiều lần, bà N không đi hợp để chúng tôi đưa ra các phương án thỏa thuận đường đi công cộng.
====
Như vậy, cho tôi hỏi:
1. Phòng TNMT Huyện có được quyền quyết định con đường D.Z.1-D.Z.2 là đường đi công cộng không? Nếu được quyền thì Phòng TNMT chuyển quyết định này đến cho UBND Huyện để yêu cầu cưỡng chế bà N phải không? Bởi vì bà N đã không đồng ý tham gia bất kỳ cuộc hợp thỏa thuận nào nữa.
2. Có cần phải mở lại 1 hồ sơ mới để Phòng TNMT Huyện cung cấp diện tích D.Z.2 cho Tòa Án ND Tỉnh để yêu cầu bà N thi hành không?
3. Phòng TNMT Huyện đã cấp cho tôi quyền số H.2 như vậy có được hợp pháp không? Hiện tôi vẫn lưu giữ 2 quyển sổ Hồng thì có hợp lệ không?
4. Phòng TNMT Huyện đã photo sơ đồ giải thửa của UBND Thị trấ để vẽ thêm con đường D.Z và sau đó đóc mọc để nộp cho Tòa Án ND Tỉnh như vậy có hợp pháp không?
---
Chân thành cảm ơn luật sư.
Cheers