Cưỡng bức tinh thần và tình thế cấp thiết

Chủ đề   RSS   
  • #100504 05/05/2011

    luongducphuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cưỡng bức tinh thần và tình thế cấp thiết

    Cháu chào chú, chú cho cháu hỏi một tình huống như sau:

    A là nhân viên trông giữ kho hàng nhà nước, một buổi tối, A bị tên côn đồ B xông tới kề dao vào cổ, bắt phải giao chìa khóa kho hàng nếu không sẽ giết chết A. A phải giao chìa khóa kho hàng cho B, sau đó, B đánh A ngất đi. B dùng chìa khóa, vào kho, lấy đi số hàng hóa trị giá 300 triệu đồng.

    Hành vi của A là phạm tội do bị cưỡng bức tinh thần hay tình thế cấp thiết?
     
    25564 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100622   05/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


      Chào bạn!Hành vi của A dĩ nhiên là phạm tội do bị cưỡng bức về tinh thần.  Vì:    
     +Tình thế cấp thiết là: là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền lợi ích của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Vd:thấy đám cháy đang diễn ra cần phải phá bỏ một số ngôi nhà chung quanh đám cháy để khoanh vùng và dập tắt đám cháy.
            +Còn cưỡng bức về tinh thần: là một người làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức hoặc cho công dân khác do bị người khác cưỡng ép.
            Điểm khác biệt lớn nhất giữa
    tình thế cấp thiết và cưỡng bức về tinh thần là ý trí: 
        +Tình thế cấp thiết là tự bản thân mình làm mà không có sự ép buộc của ai.Bằng ý trí chủ quan của mình mà mình tự đưa ra quyết định. Mình hoàn toàn tự do đưa ra quyết định cũng như tự cân nhắc hành động của mình.
        +Cưỡng bức về tinh thần thì mình bị ép buộc của người khác buộc mình phải làm một việc mình không muốn làm.

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #100661   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    minhlawer29 viết:
      Chào bạn!Hành vi của A dĩ nhiên là phạm tội do bị cưỡng bức về tinh thần.  Vì:    
     +Tình thế cấp thiết là: là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền lợi ích của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Vd:thấy đám cháy đang diễn ra cần phải phá bỏ một số ngôi nhà chung quanh đám cháy để khoanh vùng và dập tắt đám cháy.
            +Còn cưỡng bức về tinh thần: là một người làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức hoặc cho công dân khác do bị người khác cưỡng ép.
            Điểm khác biệt lớn nhất giữa
    tình thế cấp thiết và cưỡng bức về tinh thần là ý trí: 
        +Tình thế cấp thiết là tự bản thân mình làm mà không có sự ép buộc của ai.Bằng ý trí chủ quan của mình mà mình tự đưa ra quyết định. Mình hoàn toàn tự do đưa ra quyết định cũng như tự cân nhắc hành động của mình.
        +Cưỡng bức về tinh thần thì mình bị ép buộc của người khác buộc mình phải làm một việc mình không muốn làm.


    Vậy theo bạn hành vi của A cấu thành tội gì !?

    Vậy theo bạn thiệt hại tính mạng, và thiệt hại có khả năng bị mất cái nào nhỏ hơn khi tính mạng không thể định đoạt bằng tiền, và lượng tài sản có thể bị đánh cắp không xác định

    Lưu ý mọi người là trong khoa học pháp luật hình sự không có khái niệm tình thế cấp thiết, chỉ có khái niệm sự kiện bất ngờ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #143217   27/10/2011

    snaptu
    snaptu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    boyluat viết:
    minhlawer29 viết:
      Chào bạn!Hành vi của A dĩ nhiên là phạm tội do bị cưỡng bức về tinh thần.  Vì:    
     +Tình thế cấp thiết là: là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền lợi ích của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Vd:thấy đám cháy đang diễn ra cần phải phá bỏ một số ngôi nhà chung quanh đám cháy để khoanh vùng và dập tắt đám cháy.
            +Còn cưỡng bức về tinh thần: là một người làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức hoặc cho công dân khác do bị người khác cưỡng ép.
            Điểm khác biệt lớn nhất giữa
    tình thế cấp thiết và cưỡng bức về tinh thần là ý trí: 
        +Tình thế cấp thiết là tự bản thân mình làm mà không có sự ép buộc của ai.Bằng ý trí chủ quan của mình mà mình tự đưa ra quyết định. Mình hoàn toàn tự do đưa ra quyết định cũng như tự cân nhắc hành động của mình.
        +Cưỡng bức về tinh thần thì mình bị ép buộc của người khác buộc mình phải làm một việc mình không muốn làm.


    Vậy theo bạn hành vi của A cấu thành tội gì !?

    Vậy theo bạn thiệt hại tính mạng, và thiệt hại có khả năng bị mất cái nào nhỏ hơn khi tính mạng không thể định đoạt bằng tiền, và lượng tài sản có thể bị đánh cắp không xác định

    Lưu ý mọi người là trong khoa học pháp luật hình sự không có khái niệm tình thế cấp thiết, chỉ có khái niệm sự kiện bất ngờ.

    bạn nói vậy thì quy định tại khoản 1, điều 16 BLHS là quy định về cái gì???????? đừng khẳng định mà không có căn cứ bạn nhé!
    Cập nhật bởi snaptu ngày 27/10/2011 10:28:15 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #100664   05/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1.
    boyluat viết:
    Vậy theo bạn thiệt hại tính mạng, và thiệt hại có khả năng bị mất cái nào nhỏ hơn khi tính mạng không thể định đoạt bằng tiền, và lượng tài sản có thể bị đánh cắp không xác định

    Tôi không hiểu lắm ý bạn, (chắc do không nắm chắc kiến thức), bạn phân tích một ví dụ (tất nhiên là cần hợp lý) giúp tôi được chứ ?
    2.
    boyluat viết:
    Lưu ý mọi người là trong khoa học pháp luật hình sự không có khái niệm tình thế cấp thiết, chỉ có khái niệm sự kiện bất ngờ.


    Luật hình sự viết:
    Điều 11. Sự kiện bất ngờ
    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Điều 16. Tình thế cấp thiết
    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm
    .


    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 10:09:56 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100673   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    1.
    boyluat viết:
    Vậy theo bạn thiệt hại tính mạng, và thiệt hại có khả năng bị mất cái nào nhỏ hơn khi tính mạng không thể định đoạt bằng tiền, và lượng tài sản có thể bị đánh cắp không xác định

    Tôi không hiểu lắm ý bạn, (chắc do không nắm chắc kiến thức), bạn phân tích một ví dụ (tất nhiên là cần hợp lý) giúp tôi được chứ ?
    2.
    boyluat viết:
    Lưu ý mọi người là trong khoa học pháp luật hình sự không có khái niệm tình thế cấp thiết, chỉ có khái niệm sự kiện bất ngờ.



    1. Ý của minhlawer29 là Hành vi của A dĩ nhiên là phạm tội do bị cưỡng bức về tinh thần và một trong các lý giải là tình thế cấp thiết phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Vì thế mới mình mới hỏi ngược lại là tính mạng với tài sản cái nào thiệt hại nhỏ hơn !?

    2. Cái này mình nhầm nặng. SR mọi người, tự nhiên quên mất điều luật này, cứ chỉ nghĩ là nó chỉ có trong luật dân sự @@

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #100679   05/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    boyluat viết:
    1. Ý của minhlawer29 là Hành vi của A dĩ nhiên là phạm tội do bị cưỡng bức về tinh thần và một trong các lý giải là tình thế cấp thiết phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Vì thế mới mình mới hỏi ngược lại là tính mạng với tài sản cái nào thiệt hại nhỏ hơn !?


    minhlawer29 lý giải hoàn toàn theo quy định của điều luật, theo tôi không hề sai. Việc so sánh thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản còn phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để xem xét chứ không thể khẳng định một cách chắc chắn và các yếu tố tác động từ bên ngoài, tất nhiên, tính mạng con người là cái quý giá nhất, vì thế cần phải thận trong khi xem xét vấn đề này !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 10:58:38 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100683   05/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Trường hợp này là cưỡng bức tinh thần.
    trong tình thế cấp thiết thì việc lựa chọn hành vi của chủ thế là có ý chí và lý chí, không bị chi phối bởi ý chí chủ quan của ai cả.

    Còn trong cưỡng bức về tinh thần thì hành động của người bị cưỡng bức là bị chi phối bởi ý chí của người khác. Họ không hoàn toàn có sự tự do trong việc lựa chọn hành vi.

     Do đó, thực tế, người ta vẫn thừa nhận trường hợp bị cưỡng bức hoàn toàn về tinh thần là không phải là tội phạm (trường hợp này người ta gọi là những biểu hiện không phải là hành vi).
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 06/05/2011 06:19:25 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (05/05/2011)
  • #100708   06/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


     trong câu trả lời của mình thì các khái niệm hoàn toàn có cơ sở chứ không phải tự mình nghĩ ra đâu boyluat ạ. Còn phân biệt giữa tình thế cấp thiết và cưỡng bức về tinh thần về cơ bản mình đã nói ở trên rồi là tình thế cấp thiết  thì mình tự gây ra thiệt hại không bị bất kì người nào #00b0f0;">ép buộc còn cưỡng bức về tinh thần thì bị #00b0f0;">người khác chi phối ép buộc buộc mình phải làm một việc gây thiệt hại. Nếu bạn đọc kĩ 2 định nghĩa của mình ở trên thì bạn cũng thấy rõ sự khác nhau rồi mà. 
       Tình thế cấp thiết phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa đây là dấu hiệu bắt buộc của tình thế cấp thiết.(nghĩa là không có dấu hiệu này thì không phải tình thế cấp thiết) còn cưỡng bức về tinh thần có thể có dấu hiệu này(trong tình huống mà luongducphuong đưa ra) mà cũng có thể không.vd  A bị tên côn đồ B xông tới kề dao vào cổ không bắt phải giao chìa khóa kho hàng nữa mà buộc A phải giết 5 người khác (mà đã bị tên côn đồ cho uống thuốc mê trước đó) nếu không A sẽ chết.#ff0000;">Vậy trong trường hợp này theo bạn thì mạng sống của A có lớn hơn mạng sống của 5 người khác hay không?
              Bạn nên biết rằng có rất nhiều điều luật có rất nhiều yếu tố giống nhau vấn đề là mình phải tìm ra điểm khác nhau giữa chúng.
     Thân chào!

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #143243   27/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    snaptu viết:

    bạn nói vậy thì quy định tại khoản 1, điều 16 BLHS là quy định về cái gì???????? đừng khẳng định mà không có căn cứ bạn nhé!


    Còn bạn snaptu thì khi theo dõi một topic, nên đọc cho hết các nội dung khác.

    Cũng tại topic này, Im_lawyerx0 đã viết:

    Im_lawyerx0 viết:
    1.
    boyluat viết:
    Lưu ý mọi người là trong khoa học pháp luật hình sự không có khái niệm tình thế cấp thiết, chỉ có khái niệm sự kiện bất ngờ.

    Luật hình sự viết:
    Điều 11. Sự kiện bất ngờ 
    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Điều 16. Tình thế cấp thiết 
    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm
    .

    Và boyluat cũng đã viết:

    boyluat viết:

    2. Cái này mình nhầm nặng. SR mọi người, tự nhiên quên mất điều luật này, cứ chỉ nghĩ là nó chỉ có trong luật dân sự @@


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/10/2011 11:36:42 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    boyluat (27/10/2011)
  • #143574   28/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    trước hết mình xin có ý kiến thế này, đa số mọi người đều dùng thuật ngữ "phạm tội trong tình thế câp thiết". mình xin đính chính như sau tình thế cấp thiết không phải là tội phạm nên không thể nói là phạm tội trong tình thế cấp thiết được
        còn ý kiến của mình về trường hợp này đó là bị cuongx bức về tinh thần, hành vi bị cưỡng bức diễn ra rõ ràng hơn. mặt khác hành vi của B được xem là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để cướp tài sản, nên A bị đưa vào tình trạng không thể chống cự được.
         chính vì thiệt hại trong trường hợp này là hoàn toàn khác nhau về tính chât nên ta ko thể đem ra so sánh đơn thuần như vậy được, hơn nữa việc A đưa chìa khóa cho B là do bị cưỡng bức,

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |