Cùng thảo luận các tình huống phát sinh trong thực tiễn giải quyết án hình sự!

Chủ đề   RSS   
  • #445629 20/01/2017

    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Cùng thảo luận các tình huống phát sinh trong thực tiễn giải quyết án hình sự!

    Xin chào mọi người. Mình lập topic này với hy vọng đây sẽ là nơi mọi người trao đổi các kiến thức nghiệp vụ, chuyển môn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

    Mở đầu topic mình mong nhận được sự góp ý về hai tình huống pháp gây nhiêu tranh cãi trong quá trình giải quyết án HS hiện nay.

    1. A đang trên đường lừa đưa C sang trung quốc bán thì bị bắt quả tang. Quá trình giải quyết vụ án có hai quan điểm.

    Căn cứ theo điều 119 BLHS thì A phạm tội mua bán người theo khoản 2 điều 119 blhs 1999 với tình tiết định khung là "để đưa ra nước ngoài".

    Quan điểm 2 là áp dụng công văn 276 của TANDTC và theo khoản 2 điều 150 blhs 2015 thì phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam mới thuộc khoản 2 Điều 150 BLHS 2015. Do đó chỉ xử lý A theo khoản 1 điều 119 BLHS.

    2. Ngày 10.01.2017, A đi ngang qua nhà B thấy có 1 con chó xích ở cửa nhà nên A nảy sinh ý định trộm cắp. Lợi dụng lúc nhà không có ai nên A đã dắt trộm con chó đi. Trên đường đi tiêu thụ chó A đi ngang qua quán nhà chi B thấy có ví tiền c B để ở bàn và ko ai ở quán nên A đã nhanh chóng lấy ví tiền rồi bỏ chạy. Nghe thấy tiếng động chị B trong nhà chạy ra thấy A từ cửa nhà bỏ chạy nên đã hô ng đuổi theo bắt được A. Quá trình định giá tài sản con chó trị giá 500.000 đ. Trong ví của chị B có 2.500.000 đồng.

    Trong trường hợp này có hai quan điểm của cơ quan THTT là:

    1. Cộng giá trị cả hai lần vào để xử lý.

    2. Chỉ xly hình sự lần thứ 2 còn lần 1 tách ra để xử phạt vi phạm hành chính vì ko có hướng dẫn nào hdan việc cộng số tiền trộm cắp trong trường hợp có lần đủ truy cứu TNHS và có lần không đủ truy cứu TNHS.

    trên đây là 2 tình huống thực tế xảy ra. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn.

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 04/02/2017 04:52:53 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    27302 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    danhchau37 (20/07/2019) minhlong3110 (27/05/2017) Xmen-8711 (31/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445777   28/01/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đây là chuyên mục Tư vấn của Luật sư, Bạn muốn có sự đóng góp ý kiến hoặc Thảo luận gì đó của đông đảo cộng đồng thì nên chuyển vào danh mục Cùng Thảo Luận thì phù hợp hơn.

    Trân trọng!

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (31/01/2017)
  • #454790   27/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Mình xin chia sẽ về trường hợp 2 như sau:

    Thứ nhất: Hành vi phạm tội của A là phạm tội nhiều lần do đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động nhiều đối tượng khác nhau điểm c khoản 1 Điều 104 Bộ Luật hình sự 1999, nhiều lần trộm cắp

    Thứ hai: Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản (như trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...), chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

    Hành vi trộm cắp dưới hai triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 138 nói trên thì bị coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội với mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng

    Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 27/05/2017 07:29:40 CH

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #463978   08/08/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Về trường hợp ở tình huống số 2: 

    A đã thực hiện hành vi Trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự 1999:

    " Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

     
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
     
    a) Có tổ chức;
     
    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;
     
    c)  Tái phạm nguy hiểm;
     
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
     
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
     
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
     
    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
     
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
     
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
     
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
     
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
     
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
     
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

    Tuy đây đều là hành vi trộm cắp, nhưng theo mình không được tổng hợp số tiền hai tài sản trên để định tội cho A. Vì hai hành vi trên không có sự xâu chuỗi lẫn nhau. Trộm chó ( 500.000 đồng) chỉ bị phạt hành chính, còn hành vi trộm 2.500.000 đồng sẽd bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 08/08/2017 06:04:01 CH quên đính link
     
    Báo quản trị |  
  • #588871   31/07/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cùng thảo luận các tình huống phát sinh trong thực tiễn giải quyết án hình sự!

    Trả lời:
     
    TH1: Về cấu thành tội “Mua bán người” yếu tố có tính bắt buộc đó là: Hành vi phải có một trong các yếu tố: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác”. 
     
    Khi chứng minh tội phạm “Mua bán người” cơ quan chức năng bắt buộc phải chứng minh người bị mua bán có bị cưỡng ép hay lừa gạt không, sự đồng tình từ phía người bị hại (vd: đồng ý đi cùng đối tượng ra nước ngoài để lấy chồng, để làm việc trong các nhà hàng... (thường là làm gái mại dâm) nhằm nhận 1 khoản tiền ... ) vì thực tế, đối tượng dẫn dắt chuyển giao người nhằm hưởng lợi ích vật chất thường che đậy hành vi thủ đoạn phạm tội bằng sự ủng hộ từ phía nạn nhân
     
     “Thủ đoạn khác” có thể được hiểu là mọi trường hợp nếu nạn nhân không tự bán mình, tự mong muốn tham gia vào hoạt động trao đổi và hoàn toàn không được tự chủ trong việc thỏa thuận xác lập quyền nghĩa vụ của họ thì những người tham gia vào việc chuyển giao hay tiếp nhận để vụ lợi đều phải xác định là “gian lận” hoặc “lừa gạt”, do đó cấu thành cơ bản của tội “Mua bán người”.
     
    Tình tiết định khung tại điểm đ khoản 2 Điều 150 BLHS năm 2015: “Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
     
    Quan điểm nếu nạn nhân chưa được đưa ra khỏi biên giới vẫn còn ở trên lãnh thổ Việt Nam thì chưa thể áp dụng tình tiết định khung trên thì có những trường hợp người chuyển giao sử dụng phương tiện thông tin trên mạng xã hội để trao đổi với người tiếp nhận ở nước ngoài đã đưa nạn nhân từ sâu trong nước đến biên giới để làm thủ tục xuất cảnh qua biên giới thì bị phát hiện, ở đây việc không đưa được nạn nhân qua biên giới là ngoài mong muốn của người phạm tội theo mình vẫn đủ điều kiện áp dụng tình tiết định khung theo điểm đ khoản 2 Điều 150 BLHS là phạm tội chưa đạt.
     
    Như vậy, theo mình QĐ1: A phạm tội mua bán người theo khoản 2 điều 119 BLHS 1999 với tình tiết định khung là "để đưa ra nước ngoài" là đúng (theo điểm đ khoản 2 Điều 150 BLHS năm 2015)
     
    TH2: Trộm cắp 2 lần, 1 lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS (điều 173 BLHS năm 2015)
     
    Theo mình là cộng tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xác định giá trị tài sản chiếm đoạt vì hành vi phạm tội của A liên tục, kế tiếp về mặt thời gian thực hiện hành vi theo Theo Điểm a, b, c, Tiểu mục 5, Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP: “… các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự…. : a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian...”
     
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2022)