Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!

Chủ đề   RSS   
  • #296097 07/11/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!

    >Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy

    Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc.

    Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài…

    Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. 

    Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn.

    ----------------------------------------------

    P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/11/2013 05:42:24 CH
     
    14494 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (14/09/2018) MayDuong (27/08/2018) sunshine19 (14/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #500742   28/08/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hình thức xử bắn hiện nay vừa không tiêu tốn nhiều tiền, lại vừa hiệu quả cao nhưng về tính nhân đạo thì chưa được đảm bảo, hơn nữa ảnh hưởng rất lớn đến người thi hành  án và gia đình của người bị tử hình. Việc tiêm thuốc thì lại quá tốn kém, tốn nguồn ngân sách lớn. Do đó, nhà nước cần đưa ra giải pháp đúng đắn cho hình thức tử hình

     
    Báo quản trị |  
  • #501065   30/08/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Nước ta đã bãi bỏ hình thức tử hình xử bắn bằng tiêm thuốc độc là một điều tích cực, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Tuy nhiên, theo mình được biết là để thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc thì giá cả, chi phí bỏ ra không hề rẻ (lên cả tỷ đồng). Chính vì vậy hàng loạt tử tù "ngồi chờ chết" vẫn còn rất nhiều, đây cũng là một điểm bất cập khi tử hình bằng hình thức tiêm thuốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #501071   30/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình,pháp luật nên thay án tử hình thành án tù chung thân, chết là hết, thay vì giết thì để cho họ được tiếp tục sống trong tù, tham gia hoạt động cải tạo, được ăn năn hối cải, tích cực lao động để mang lại lợi ích nào đó cho đất nước và đặc biệt người thi hành án tử hình, ít hay nhiều vẫn sẽ cảm thấy day dứt, ám ảnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #501135   31/08/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hình thức tiêm thuốc độc tuy tốn nhiều chi phí và không mang tính răn đe cao như xử bắn nhưng nó mang tính nhân đạo hơn cho cả kẻ phạm tội lẫn người làm công tác thi hành án tử hình so với trước đây. Hiện tại cả nước mới có 5 nhà thi hành án nên việc di chuyển các bị án từ trại giam đến nơi thi hành án gặp nhiều khó khăn. Nguồn thuộc độc hiện tại vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu nhưng đây chỉ là khó khăn bước đầu, dự có cả tự sản xuất và có phần nhập khẩu và có thể khẳng định là có đủ để đảm bảo yêu cầu giải quyết án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #501326   01/09/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình chưa rõ như thế nào là đủ điều kiện thi hành án tử hình đối với phạm nhân chịu bản án này? Mọi người có thể cung cấp để mình tham khảo không?
    Ngoài ra, hiện nay, mặc dù áp dụng hình thức tiêm thuốc độc đối với người chịu bản án này, nhưng nước ta lại gặp nhiều khó khăn ví dụ như: không có đủ cơ sở thi hành án, việc nhập khẩu thuốc,...dẫn đến việc các cơ sở trại giam phải lưu giữ phạm nhân quá lâu, là điểm chưa thể hiện được sự nhân đạo đối với người phạm tội, việc phải chờ đợi thi hành án tử của bản thân.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #501331   01/09/2018

    Bây giờ khoa học đã tiến bộ rất nhiều dẫn đến các lĩnh vực khác cũng phát triển không kém đặc biệt là quốc phòng và y tế. Tử hình có lẽ bây giờ ít nước còn áp dụng cho tử tù (trong đó có Việt Nam) vì muốn tử hình thì phải có trường bắn mà muốn xây trường bắn thì phải có đất. Thay vì dùng đất để xây trường bắn thì xây dựng trường học hay bệnh viện hoặc cho nhà đầu tư thuê đất phát triển những dự án công cộng còn hợp lý hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #502139   14/09/2018

    Những người chịu án tử hình, dù họ có lỗi đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên trong lúc chời đợi án tử hình họ cũng trãi qua một thời gian vô cùng khủng hoảng, ám ảnh cái chết, tâm lý sắp phải chết,... vì vậy theo ý kiến chủ quan của em thì nếu pháp luật Việt Nam đủ chắc chắn và phát triển thì nên bỏ luôn án tử, nếu không thì tiêm thuốc độc để giảm nhẹ cơn đau cho người lãnh án (theo em được biết thì có 3 mũi tiêm thì mũi đầu tiên là thuốc mê nên thiết nghĩ người lãnh án tử sẽ không phải đau đớn nhiều bởi thể xác), Có một cách hay hơn là mong luật cho phép người lãnh án tử tự nguyện hiến xác cho y học cũng như hiến tạng mình cho những bệnh nhân cần. Việc này giúp người lãnh án tử giảm bớt lỗi lầm cũng như đem lại lợi ích cho xã hội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    MayDuong (15/09/2018)
  • #503386   27/09/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Về hình phạt tử hình thì nhiều nước trên thế giới đã tiến hành bãi bỏ nhằm bảo đảm tính nhân đạo cũng như quyền của con người. Mặc dù vậy, ở Việt Nam chúng ta thì vẫn chưa bãi bỏ đối với hình phạt này. Bởi lẽ, tử hình là một bản án nghiêm khắc nhất nhằm răn đe các loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội và người dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #513987   20/02/2019

    buibinh2308
    buibinh2308

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Kết hợp cả dùng thuốc và xử bắn

    - Theo mình thì vẫn nên giữ tử hình, nếu bỏ tử hình thì sẽ dùng hình phạt nào cho những vụ như vụ Lê Văn Luyện...? - Dùng thuốc mê kết hợp với xử bắn (để robot thực hiện việc bắn), như vậy vừa không gây đau đớn cho phạm nhân, vừa hạn chế việc gây ám ảnh. Việc tạo ra robot cũng không quá khó với cơ chế “hẹn giờ, bóp cò”.

    Today must be better than yesterday!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #513989   20/02/2019

    buibinh2308
    buibinh2308

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    - Theo mình vẫn nên giữ lại hình thức này, nếu bỏ đi hình phạt này thì sẽ áp dụng hình phạt nào cho những vụ như vụ của Lê Văn Luyện...? - Theo mình nên kết hợp dùng thuốc mê + xử bắn (dùng robot để bắn) + Dùng thuốc mê sẽ không gây ra cảm giác đau đớn với tội phạm. + Việc tạo ra robot cũng không quá khó với cơ chế “hẹn giờ, bóp cò”, việc này sẽ hạn chế cảm giác tội lỗi với người thi hành.

    Today must be better than yesterday!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #514000   20/02/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Với quan điểm của cá nhân thì mình vẫn muốn là tư hình theo cách cũ hơn, tức là xử hình bằng hình thức xử bắn. Đằng nào cũng chết, nhân đạo với tội phạm cực kỳ nguy hiểm thì những nạn nhân kia, ai nhân đạo với họ. Chi bằng lấy tiền bỏ ra để nhân đạo với tử tù đi giúp đỡ lại cho gia đình các bị hại thì hay hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #514003   20/02/2019

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Dễ thấy kể từ khi chuyển từ xử bắn sang tiêm thuốc độc, những vụ án giết người nghiêm trọng có xu hướng tăng. 

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #514028   21/02/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hình thức tử hình hiện nay được áp dụng tại Việt Nam là tiêm thuốc độc, việc này nói lên sự nhân đạo trong việc thi hành án và giảm thiểu yếu tố con người trong quá trình thi hành án, án phạt khi mang tính nhân đạo, nhân văn trong xã hội để giảm bớt sự lên án về nhân quyền của con người thì tính đạo đức con người lại giảm xuống khi hình thức tử hình bằng bắn súng vẫn còn, mang nỗi sợ hãi khi trải qua cảm giác đau đớn khi chết. Thì bên cạnh đó tiêm thuốc độc quá nhẹ nhàng để rồi sự lộng hành trong xã hội những phần tử xấu và ác độc nổi lên.

     
    Báo quản trị |  
  • #515988   29/03/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đang xử bắn đang ngon lành, vừa đỡ tốn kém, vừa nhanh gọn lại chuyển qua tiêm thuốc độc, vừa tốn kém mà vừa tốn thời gian. Thi hành án tử thì thiếu tiền thiếu thuốc không thi hành được, điều này lại dẫn tới việc phải nuôi một bộ phận lớn tử tù. Quá tốn kém.

     
    Báo quản trị |  
  • #515989   29/03/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đang xử bắn đang ngon lành, vừa đỡ tốn kém, vừa nhanh gọn lại chuyển qua tiêm thuốc độc, vừa tốn kém mà vừa tốn thời gian. Thi hành án tử thì thiếu tiền thiếu thuốc không thi hành được, điều này lại dẫn tới việc phải nuôi một bộ phận lớn tử tù. Quá tốn kém.

    Cập nhật bởi hoangtung2402 ngày 29/03/2019 11:00:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #516004   30/03/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Thay đổi hình thức tử hình sang hình thực tiêm thuốc có hai ý nghĩa: một là giảm bớt đau đớn cho tử tù, thứ hai mình nghĩ cũng quan trong không kém là làm giảm bớt trách nhiệm cho người thực hiện việc tử hình người khác. Những người thực hiện việc tử hình theo hình thức súng bắn như trước đây đều cảm thấy nặng nề, nên mình nghĩ chuyển qua hình thức tiêm thuộc này rất tốt mà.

     
    Báo quản trị |