Cùng nhau xem xét các quy định của Luật Hình sự nào?

Chủ đề   RSS   
  • #93672 07/04/2011

    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Cùng nhau xem xét các quy định của Luật Hình sự nào?

    Hôm nay đi học, lớp mình có bài tranh luận rất sôi nổi về một số vấn đề liên quan tới các quy định của luật hình sự, mà không thống nhất được quan điểm. Mình xin đưa ra một số vấn đề mong các bạn cùng trao đổi.
    1. Năng lực TNHS là gì? NLTNHS có bao gồm cả độ tuổi chịu TNHS hay không?
    2. Bạn sẽ lựa chọn áp dụng Điều 100 BKHS (tội bức tử) hay Điều 151 BLHS(tội hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu) trong tình huống sau đây?
    A là bố B. B lệ thuộc vào A. A thường xuyên đánh đập hành hạ B dẫn đến B tự tử nhưng không chết.
    Ta cứ coi hành vi tự tử của B là một dạng hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 151.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    7447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94165   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1) Năng lực TNHS là khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi ấy.
    -Hai yếu tố cấu thành nên năng lực TNHS:
    +Đạt đến độ tuổi nhất định (ĐIều 12, BLHS 1999)
    +Không thuộc vào tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13, BLHS)

    2)
    ĐIều 151: Chỉ nên hiểu hậu quả nghiêm trọng ở đây là gây ra tương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác, tuy nhiên điều này cũng không được quy định rõ ràng trong BLHS.

    -Lỗi ở đây có thể là cố ý hoặc vô ý. Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ở đây có thể là hành động hoặc không hành động.VD: Không quan tâm, chăm sóc, thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, không quan tâm bỏ mặc  làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần.

    -Nếu do lỗi vô ý (không hành động) dẫn đến hậu quả gây chết người thì sẽ chuyển sang truy cứu về tội Vô ý làm chết người (Điều 98, BLHS 1999).

    -Nếu do lỗi cố ý dẫn đến hậu quả chết người thì chuyển sang truy cứu về tội bức tự (Điều 100, BLHS 1999)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94167   10/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Không đồng ý với câu trả lời 2 của Im_lawyerx0 cho lắm.

    Có thể ý của bạn cũng giống ý của mình, nhưng cách diễn giải của bạn như vậy làm cho người đọc hiểu đây là cách hiểu tổng quát về điều 151, nhưng cách diễn giải đó chỉ đúng trong ví dụ ở đề bài:

    #ff0000;">-Nếu do lỗi cố ý dẫn đến hậu quả chết người thì chuyển sang truy cứu về tội bức tự (Điều 100, BLHS 1999)

    Ở đây hậu quả chết người có thể xảy ra do hai nguyên nhân, một là trực tiếp chết, hai là tự sát chết. Chỉ trong trường hợp làm cho nạn nhân tự sát chết vì bị ngược đãi, hành hạ.... Còn nếu hành vi ngược đãi, hành hạ làm cho nạn nhân chết thì phải truy tố về tội giết người.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #94171   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bạn đã bỏ qua một trong những điểm quan trọng trong việc xem xét cấu thành của một tội phạm đó là mặt chủ quan của tội phạm - vấn đề lỗi. Có nhiều tội liên quan đến giết người, nhẹ nhất là vô ý giết người (trong trường hợp này có thể xác định lỗi vô ý do quá tự tin khoản 1, ĐIều 9, BLHS 1999 ), nặng nhất là tội giết người (điều 93, BLHS 1999) với nhiều khung hình phạt khác nhau.
    "Trực tiếp chết" - cách nói này có thể khiến cho người khác hiểu rằng hành vi ngược đãi hoặc hành hạ trực tiếp dẫn đến cái chết của người bị ngược đãi hoặc hành hạ. Bạn nên hiểu rằng, tự sát không phải do các hành vi trên dẫn đến mà là hậu của của những hành vi đó. Nói một cách khác, nếu trong quá trình đang thực hiện hành vi đó thì người bị ngược đãi hoặc hành hạ mới là trực tiếp chết theo cách mà bạn nói. Còn sau khi hành vi đã kết thúc, hậu quả dẫn đến việc người đó tự sát thì cái chết đó là lỗi vô ý và sẽ xem xét áp dụng truy cứu tội bức tử (Điều 100) hoặc có thể được giảm xuống tội nhẹ hơn liền kề là tội Vô ý chết người (Điều 98) nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

    Nếu bạn vẫn còn không thỏa mãn, xin mời tham khảo tại điểm a, khoản 7.2, thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của BLHS 1999.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94172   10/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Cảm ơn phản hồi của hai bạn. Nhưng mình cũng có thắc mắc về phản hồi của các bạn như sau:
    1. Về câu hỏi thứ nhất?
    Có nhất thiết là phải đạt độ tuổi luật định thì mới có Năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi hay không?
    Nếu bạn nói NLTNHS là năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi thì có liên quan gì tới độ tuổi? Việc có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi có phụ thuộc vào quy định của bất cứ quốc gia nào hay không?
    2. Về tình huống nói trên:
    Mình có nói rằng nếu coi "hành vi tự tử" của nạn nhân là một dạng hậu quả mà.
    Hành vi phạm tội ở đây là: Hành vi đánh đập, ngược đãi, ... Thì đương nhiên lỗi với hành vi này phải là cố ý rồi.
    Còn ta chỉ xem xét tới dấu hiệu hậu quả thôi.
    Nếu ta coi việc tự sát của nạn nhân là phải dẫn đến hậu quả chết người thì có vẻ không hợp lý. Nếu nạn nhân tự sát mà không dẫn đến hậu quả chết người thì có phạm tội này không?
    Do đó, chỉ cần dẫn đến hậu quả là "hành vi tự sát" của nạn nhân là đủ cấu thành tội rồi.
    Nhưng cần xem xét, nếu việc hành hạ của người phạm tội nhằm mục đích cố ý để nạn nhân phải tự sát thì không phải là phạm tội bức tử nữa mà phải là phạm tội giết người với thủ đoạn tinh vi. Và hành vi này phải nguy hiểm hơn rất nhiều so với tội giết người thông thường (không trực tiếp giết mà vẫn có đạt được mục đích là làm cho nạn nhân chết).
    Vậy, chỉ còn trường hợp là vô ý với hậu quả "hành vi tự sát" của nạn nhân thôi.
    Chỉ có thể chấp nhận "hành vi tự sát" của nạn nhân là một dạng hậu quả thì mới xử được tội này thôi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #94175   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1)Các nhà làm luật dựa vào quá trình phát triển một con người bình thường, đến những giai đoạn nào đó có thể tự nhận thức được một sô giới hạn những hành vi và đến giai đoạn nò có khả năng nhận thức được toàn bộ hành vi làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm những hành vi đó .
    -bạn nói độ tuổi không quan trọng, vậy như vauwf rồi trên báo cso một sự việc đau lòng, do sự bất cẩn của người lớn  không rút chìa khóa xe ô tô, để một đứa trẻ nghịch ngợm khoảng 10 tuổi trèo lên vô tình đâm chết người ? Vậy bạn định truy cứu TNHS với đứa trẻ đó sao.

    -Việc xác định giai đoạn nào, độ tuổi nào phù hợp với những hành vi nào còn tùy vao điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng nước khác nhau dẫn đến các giai đoạn đó đến sớm hay muộn.

    2) Có lẽ do mình đã đi quá sâu khi nói đến hậu quả chết, nhưng chỉ cần người đó có hành vi tự sát là hậu quả của việc ngược đãi hoặc hành hạ đã đủ cấu thành tội.

    Trích dẫn:
    Nhưng cần xem xét, nếu việc hành hạ của người phạm tội nhằm mục đích cố ý để nạn nhân phải tự sát thì không phải là phạm tội bức tử nữa mà phải là phạm tội giết người với thủ đoạn tinh vi. Và hành vi này phải nguy hiểm hơn rất nhiều so với tội giết người thông thường (không trực tiếp giết mà vẫn có đạt được mục đích là làm cho nạn nhân chết).

    Mình cũng đã đề cập phải xem xét lỗi, có thể bạn không để ý!!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94183   10/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn đang mâu thuẫn trong chính câu trả lời của mình.

    Đoạn này mình viết hơi thiếu, nhưng có lẽ không ảnh hưởng gì đến nội dung thỏa luận nhưng vẫn xin bổ sung

    boyluat viết:
    Ở đây hậu quả chết người có thể xảy ra do hai nguyên nhân, một là trực tiếp chết, hai là tự sát chết. Chỉ trong trường hợp làm cho nạn nhân tự sát chết vì bị ngược đãi, hành hạ.... Còn nếu hành vi ngược đãi, hành hạ làm cho nạn nhân chết thì phải truy tố về tội giết người.


    =>  Ở đây hậu quả chết người có thể xảy ra do hai nguyên nhân, một là trực tiếp chết, hai là tự sát chết. Chỉ trong trường hợp làm cho nạn nhân tự sát chết vì bị ngược đãi, hành hạ....#ff0000;"> thì mới truy tố về tội bức tử. Còn nếu hành vi ngược đãi, hành hạ làm cho nạn nhân chết thì phải truy tố về tội giết người.

    Nguyên văn của bạn:

    Im_lawyerx0 viết:
    -Nếu do lỗi cố ý dẫn đến hậu quả chết người thì chuyển sang truy cứu về tội bức tự (Điều 100, BLHS 1999)


    Im_lawyerx0 viết:
    Nếu bạn vẫn còn không thỏa mãn, xin mời tham khảo tại điểm a, khoản 7.2, thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của BLHS 1999.


    Và: điểm a, khoản 7.2, thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001

    Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc Điều 93 BLHS về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 100 BLHS.


    Bạn chú ý lời bạn nói ở đoạn trích dẫn 1 và thông tư trên.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #94187   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    GIữa 2 câu trả lời ở 2 lần đăng khác nhau có sự sai lệch (tất nhiên tôi không phủ nhận sai sot của mình).

    -Vậy tại sao khi bạn trích dẫn thông tư mà tôi đưa ra, bạn không xem xét những lý luận của tôi đã dựa trên thông tư đó. Ý bạn là tôi cứ phải edit bài liên tục, khi thấy ai có ý kiến hay là sửa trực tiếp vào bài cũ để nó trở lên hoàn chỉnh, đến mức không ai bắt bẻ được ??

    Trích dẫn:
    =>  Ở đây hậu quả chết người có thể xảy ra do hai nguyên nhân, một là trực tiếp chết, hai là tự sát chết. Chỉ trong trường hợp làm cho nạn nhân tự sát chết vì bị ngược đãi, hành hạ....#ff0000;"> thì mới truy tố về tội bức tử. Còn nếu hành vi ngược đãi, hành hạ làm cho nạn nhân chết thì phải truy tố về tội giết người.


    Đây là phần bạn bổ sung ở câu trả lời sau, vậy tôi cũng có thể cho rằng giữa câu trả lời đầu tiên và câu trả lời này có sự mâu thuẫn được chăng ??

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94189   10/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn có vẻ nóng tính và không thích nhận lỗi sai khi người khác chỉ ra lỗi sai của mình. Giữa các bài tranh luận của chúng ta:

    Bài viết thứ nhất của tôi:

    Không đồng ý với câu trả lời 2 của Im_lawyerx0 cho lắm. ....

    Bài viết thứ nhất của bạn:

    Bạn đã bỏ qua một trong những điểm quan trọng trong việc xem xét cấu thành của một tội phạm đó là mặt chủ quan của tội phạm - vấn đề lỗi....

    Nếu bạn vẫn còn không thỏa mãn, xin mời tham khảo tại.....


    Bài viết thứ hai của tôi:

    Bạn đang mâu thuẫn trong chính câu trả lời của mình. ...

    Bài viết thứ ba của bạn:

    GIữa 2 câu trả lời ở 2 lần đăng khác nhau có sự sai lệch (tất nhiên tôi không phủ nhận sai sot của mình).

    -Vậy tại sao khi bạn trích dẫn thông tư mà tôi đưa ra, bạn không xem xét những lý luận của tôi đã dựa trên thông tư đó
    .

    Ở đây tôi chỉ nhấn mạnh rằng bạn đã sai, nhưng không chịu sửa mà còn ngụy biện. Tôi không thấy bạn nhận lỗi sai của bạn ở đâu cả, mà chỉ thấy bạn cố gắng bảo vệ cho cái sai của mình.

    Về phần sửa chữa của tôi, tôi thừa nhận mình thiếu, tôi mắc chứng hay quên, nhưng sự thiếu sót đó không ảnh hưởng gì đến phần tranh luận của chúng ta, và nó cũng không mâu thuẫn gì với nội dung mà tôi đã trình bày. Điều quan trọng hơn là tôi thấy tôi thiếu và tôi đã thừa nhận và sửa ngay ở bên dưới.

    STOP tranh luận với bạn ở đây vì nó đã đi ngoài chủ đề của topic.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #94192   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Trích dẫn:
    GIữa 2 câu trả lời ở 2 lần đăng khác nhau có sự sai lệch (tất nhiên tôi không phủ nhận sai sot của mình).

    Đây không thể coi là việc tôi đã thừa nhận sao/ Vậy theo bản phải như thế nào mới là thừa nhận?
    Còn phần sửa chữa của tôi, bạn cũng đâu có để ý tới.
    -Có thể tôi hơi nóng tính,  một người đã học qua môn luật hình sự khi đưa ra nhận định một tội mà chỉ phân tích mà không dựa trên những cấu thành cơ bản của tội đấy trong khi đó học luật hình sự yêu cầu bắt buộc đó là phân tích dựa trên các yếu tố cấu thành của tội đó (mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể) dẫn đến việc bị bắt bẻ là điều không thể tránh khỏi. Dù sao, có lẽ kiến thức về luât hình sự vẫn còn khiêm tốn nên cũng không dám tranh luận gì nhiều !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94202   10/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào các bạn!

    Theo mình thấy thì việc thảo luận ở trên chưa đưa ra được kết quả gì cả. bởi vì bạn Vân Anh hỏi là tình huống  A là bố B. B lệ thuộc vào A. A thường xuyên đánh đập hành hạ B dẫn đến B tự tử nhưng không chết.

    Theo tình huống này thì sẽ xử vào điều 100 tội bức tử hay điều 151 tội ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng? Bởi lẽ so sánh về định khung hình phạt tại hai điều này là khác nhau rõ ràng định khung tại điều 151 thì nhẹ hơn rất nhiều so với điều 100. Nhưng mình chưa thấy các bạn có khẳng định nào chắc chắn cả.

    Theo mình thì trong trường hợp này sẽ truy cứu theo điều 100 tội bức tử

    Điều 100.   Tội bức tử 

     1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    Trong trường hợp này người lệ thuộc mình có thể bao gồm cả những người thuộc vào điều 151 như ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng.

    Tình huống đưa ra là đã có hậu quả là người con tự sát. ở tội bức tử không yêu cầu phải là hậu quả tự sát chết thì mới cấu thành tội mà chỉ cần hậu quả là có hành vi tự sát của nạn nhân.

    Còn xét điều 151  Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình 

    Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

    Áp dụng thông tư 01/2001 hướng dẫn tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

    Điểm a khoản 7.2 điều 7 có quy định về hành vi ngược đãi hành hạ chỉ bị truy cứu TNHS khi

    7.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS).

    Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc Điều 93 BLHS về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 100 BLHS.

    Vì vậy theo mình trong tình huống của bạn sẽ truy tố theo điều 100 tội bức tử (mặc dù việc tử tử chưa dẫn đến chết người) với lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin; còn nếu hành hạ làm nạn nhân chết thì theo điều 93 (tội giết người) hoặc nạn nhân tự sát không chết nhưng xác định được lỗi cố ý mong muốn nạn nhân tự sát thì cũng truy tố theo điều 93 (tội chưa đạt đã hoàn thành).

    #0070c0;">Im_lawyerx0

    Không có khái niệm vô ý giết người đâu bạn nhé chỉ có vô ý làm chết người mà thôi.

    Bạn còn nói:

    Trích dẫn:

    #cccccc;margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 4px; padding-right: 4px; padding-bottom: 4px; padding-left: 4px; background-color: #f4f9fd;">=>  Ở đây hậu quả chết người có thể xảy ra do hai nguyên nhân, một là trực tiếp chết, hai là tự sát chết. Chỉ trong trường hợp làm cho nạn nhân tự sát chết vì bị ngược đãi, hành hạ....#ff0000;"> thì mới truy tố về tội bức tửCòn nếu hành vi ngược đãi, hành hạ làm cho nạn nhân chết thì phải truy tố về tội giết người.

    Theo mình hiểu thì ý của bạn ở đây là phải có hậu quả tự sát và chết người thì mới bị truy tố theo điều 100 phải không ạ?

    Nếu thế thì không đúng bởi vì hậu quả của tội phạm ở điều 100 không yêu cầu nhất thiết phải có hậu quả chết người xảy ra mà chỉ cần hậu quả nạn nhân tự sát là có thể cấu thành hậu quả tội phạm ở điều này rồi.

    Rất mong chỉ giáo của các bạn!

    Thân!



    Cập nhật bởi hanghell ngày 10/04/2011 02:00:52 CH thêm link
     
    Báo quản trị |  
  • #94204   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @hanghell:Không có khái niệm vô ý giết người đâu bạn nhé chỉ có vô ý làm chết người mà thôi.
    -Có cần rõ ràng đến như vậy khi tranh luận trong khi ý nghĩa của chúng không khác nhau là mấy. Tất nhiên, không có điều luật vô ý giết người trong BLHS 1999
    @hanghell:Theo mình thấy thì việc thảo luận ở trên chưa đưa ra được kết quả gì cả.
    -Khi đã hiểu rõ bản chất vụ việc, câu hỏi đó đương nhiên có thể tự giải đáp ! Thực ra, trong phần tranh luận của mình và boyluat đã đày đủ các trường hợp đã xảy ra, chỉ có điều do quá tập trung vào tìm ra điểm sai sót của phía bên kia nên nhìn có vẻ hơi rối mắt. Bạn cứ dựa vào ý kiến của mình, kết hợp thêm luận điểm của mình và boyluat để viết thành câu trả lời hoàn chỉnh. Sau đó mình sẽ xóa các bài không liên quan ở trên đi !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94210   10/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    #0072bc; -webkit-border-horizontal-spacing: 2px; -webkit-border-vertical-spacing: 2px; text-decoration: none;"> #ca0002;">#0070c0;">Im_lawyerx0

    Chỉ là mình hay bất cứ ai nếu đọc bài của bạn và vô tình phát hiện ra những cái sai nho nhỏ của bạn nên mình to gan nhắc nhở tí thôi nếu có gì thất lễ mong bạn bỏ qua cho nhưng có lẽ mình chưa nói nhầm.
    Đúng là không nên chỉ dựa vào cái sai của người khác mà chém nhau nhưng bạn có công nhận là trong luật thì cái gì cũng yêu cầu phải chính xác hay không nếu nói không chính xác sẽ bị đối phương phản bác lại khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn là thành viên mới có thể chưa quen với việc bị bắt giò các lỗi rất rất nhỏ trong bài viết (còn mình thì quen rồi vẫn rất vui vẻ cảm ơn và tiếp nhận ý kiến của mọi người. Có ai mà đúng mãi được đâu)

    Mình nói là phần thảo luận của các bạn chưa có kết quả và mình đưa ra lí do ở bên dưới luôn rồi nhé có lẽ mình không cần nói lại ở đây nữa. Bài viết trên của mình là toàn bộ những gì mình muốn nói rồi nếu có gì muốn tranh luận thêm thì mình sẵn sàng trao đổi thêm còn việc xóa bài thì mình nghĩ không cần đâu bạn ạ.
    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #94225   10/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hanghell hiểu đúng ý mình hỏi đó. hihi. Cám ơn bạn hiền nha.
    Cái mình muốn đề cập ở đây là các bạn đọc luật như thế, các bạn sẽ hiểu thế nào chứ không phải thông tư hướng dẫn áp dụng thế nào.
    Có một đặc điểm nhà làm luật VN hay mắc phải đó là thường áp đặt cách hiểu của mình để buộc người áp dụng phải hiểu như thế trong khi mỗi câu chữ lại dẫn đến cho người ta những cách hiểu khác nhau.
    Vấn đề này các bạn có thể tham khảo sách Tội phạm và CTTP của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa sẽ thấy rõ hơn. Hihi.
    còn Im_lawyer này, mình đâu có nói rằng độ tuổi không quan trọng trong việc xác định NLTNS mà mình chỉ nói là để xác định một người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi có nhất thiết là phải đạt độ tuổi luật định không?
    Vì với người 14 tuổi và người 13 tuổi 11 tháng thì năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi có khác nhau hay không?

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    hanghell (10/04/2011)
  • #94231   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @anhdv352:Vì với người 14 tuổi và người 13 tuổi 11 tháng thì năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi có khác nhau hay không?

    VIệc nhận định năng lực chịu TNHS gồm hai yếu tố là độ tuổi và không thuộc vào trường hợp tại điều 13 không phải là lời khẳng định rõ ràng rồi sao ??
    Ý bạn nói có thể một thằng nhóc bán báo 10 tuổi, do trải nghiệm cuộc sống nhiều vì thế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của nó có thể tương đương với đứa trẻ 15, 16 tuổi và như vậy nó có năng lực trách nhiệm hình sự đúng không ?
    Nếu không đưa ra những ranh giới một cách tương đối thì cơ sở nào để bạn cho răng một người đã đủ năng lực chịu trách nhiệm với hành vi của mình ??
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 10/04/2011 07:51:35 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94677   13/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Mình có thể nói thế này, nếu một người hiểu NLTNHS là năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi thì nó sẽ không bao hàm cả độ tuổi chịu TNHS vào trong đó.
    Nhưng nếu một người hiểu NLTNHS là năng lực mà một người phải chịu TNHS thì nó đã bao hàm cả độ tuổi vào trong đó rồi.
    Như vậy, hai cách hiểu đều đúng, do đó, nếu một người nói NLTNHS là bao hàm cả độ tuổi chịu TNHS cũng đúng, mà một người nói NLTNHS không bao hàm cả độ tuổi cũng đúng.
    Còn bạn nói: NLTNHS bao gồm 2 yếu tố: Đạt độ tuổi luật định + không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS thì cái đó là đúng vì luật quy định vậy mà, mình đâu có nói là sai. Nhưng nếu chúng ta nói NLTNHS là năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi (như trong sách, báo pháp lý có nói) thì nó có bao gồm độ tuổi trong đó hay không? Ý mình là vậy.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #94688   13/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người, mình thấy các bạn nói có vẻ chưa chính xác lắm về năng lực...

    Trước hết, năng lực được hiểu là khả năng của con người, mà với khả năng này thì ta có thể làm nhưng gì trong phạm vi khả năng đó. Như vậy, năng lực chịu trách nhiệm hình sự là khả năng của cá nhân mà khi có khả năng đó thì cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực chịu trách nhiệm hình sự có khi cá nhân đã có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Nhưng cái khả năng này xuất hiện khi nào thì mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm.

    Do luật hình sự là luật áp dụng chung cho nhiều cá nhân trong xã hội, nên ta cũng phải lấy một mốc chung nào đó cho tất cả các cá nhân chứ không thể xảy ra trường hợp năng lực chịu TNHS của loại người A khác năng lực chịu TNHS của loại người B, C... được. Mốc này chỉ có thể xác định bằng độ tuổi, vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì những khả năng nói trên mới hoàn thiện đủ cho cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển được những hành vi của mình. Trước đây, căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, sự tác động của môi trường bên ngoài đối với nhân thức của cá nhân... (nói chung) mà các nhà làm luật lấy mốc là 14 hoặc 16 tuổi làm năng lực chịu TNHS của cá nhân tùy từng trường hợp khác nhau.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |