Cùng lúc làm Kế toán 1 công ty và kế toán trưởng 1 công ty

Chủ đề   RSS   
  • #450480 27/03/2017

    lethihoamai

    Female
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cùng lúc làm Kế toán 1 công ty và kế toán trưởng 1 công ty

    mình làm kế toán cho 1 công ty và đóng bảo hiểm đầy đủ tại công ty thứ 1, mình có ký hợp đồng công ty khác với chức danh kế toán trưởng và công ty thứ 2 này mình không đóng BHXH vậy mình làm cùng lúc 2 công ty có được không ? 

     
    2120 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450517   27/03/2017
    Được đánh dấu trả lời

    GODFATHER_NBH
    GODFATHER_NBH
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2010
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 1975
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào bạn,

    Về câu hỏi của bạn thì bạn tham khảo điều 4 nghị định 44/2013/NĐ-CP - Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

    "Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

    1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

    a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

    a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

    3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:

    a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

    b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.

    4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết."

    -----

    Trân trọng.

     

    Nguyễn Bá Hưng - Luật Sư

    DĐ: 0979 473 688 - Email: Hunggialuat@gmail.com

    CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG GIA

    311-M21 Đường số 7, P.An Phú, Quận 2, HCM

    CN: 349 Bùi Trọng Nghĩa, Kp3, Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai.

     
    Báo quản trị |  
  • #450527   28/03/2017

    Chào bạn,

    Pháp luật không cấm việc bạn làm cùng lúc kế toán viên và kế toán trưởng cho 02 công ty. Còn về tham gia bảo hiểm thì như sau:

    + Công ty bạn ký HĐLĐ đủ điều kiện tham gia bảo hiểm đầu tiên sẽ tham gia BHXH, BH thất nghiệp.

    + Công ty nào có mức lương tham gia BHXH cao hơn sẽ tham gia BHYT cho bạn.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |