Không biết tiếng Anh, tiếng Em có giống như tiếng Việt không nhỉ, chứ như tiếng Việt, mình thấy cùng một câu nói, nhưng Dân Luật và Dân thường luôn có cách hiểu khác nhau. Các bạn có thấy như vậy không nhỉ? Ôi, tại sao lại như vậy
1. Chồng chết để lại tài sản cho vợ
Dân thường: Ôi, sướng quá nhỉ, chồng chết nhưng có tài sản để lại là được rồi.
Dân Luật: Chưa chắc đâu à nha, bởi tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ, tức là tài sản có và tài sản nợ, khi nào xác định tài sản có lớn hơn tài sản nợ thì mới gọi là mừng.
2. Trước khi kết hôn, 2 người sẽ trở thành vợ chồng làm Mẫu xác nhận tài sản riêng trước hôn nhân
Dân thường: Làm vậy mất lòng chết, chưa cưới mà đã tính chuyện này rồi
Dân Luật: Thà mất lòng trước, được lòng sau, đến lúc ly hôn đỡ đánh nhau chia tài sản.
3. “Lấy chồng giàu thích thật!”
Dân thường: thích thật đấy!
Dân Luật: Chưa chắc đâu à nha, vì khi ly hôn, chưa chắc mình đã nhận được phần tài sản đó nếu đã có Mẫu xác nhận tài sản riêng trước hôn nhân
4. “Tự hủy hoại bản thân chỉ là những kẻ bất hiếu”
Dân thường: Đúng đấy!
Dân Luật: Chưa tính đến chuyện bất hiếu, chứ nguy cơ bị ở tù là như chơi.
Dân thường: Tại sao?
Dân Luật: Tại Điểm a Khoản 2 Điều 259 Bộ luật hình sự 1999, nếu tự ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình thì có thể bị ở tù từ 01 năm đến 05 năm
5. “Con gái 18 tuổi lấy chồng được rồi”
Dân thường: Đúng!
Dân Luật: Chưa chắc à nha, phải đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn, chứ mới chỉ bước sang 18 tuổi thì cũng chưa đủ đâu. Ví dụ: A sinh ngày 01/03/1998 thì phải đến 02/03/2016 mới được kết hôn.
6. Một người vừa mua nhà xong thì dĩ nhiên nhà đấy là của người đó rồi
Dân thường: Đã mua rồi thì giờ nó thuộc về mình thôi.
Dân Luật: Khi nào thực hiện thủ tục đăng ký tài sản xong thì nó mới chính thức thuộc về mình.
Còn nữa…