CSGT lên tiếng về thông tin chỉ ăn hoa quả cũng “thổi ra” nồng độ cồn

Chủ đề   RSS   
  • #536803 03/01/2020

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    CSGT lên tiếng về thông tin chỉ ăn hoa quả cũng “thổi ra” nồng độ cồn

    Liên quan đến thông tin người điều khiển phương tiện giao thông dù không sử dụng rượu, bia nhưng vừa ăn hoa quả, khi thổi vào máy vẫn cho thấy trong người có nồng độ cồn, một lãnh đạo CSGT Công an TP Hà Nội đã lên tiếng phản bác.
     
     
    Chiều 3/1, tại khu vực ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ tuần tra thuộc Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 7 - Phòng CSGT Công an Hà Nội ra quân xử lý các trường hợp điều khiển xe máy nhưng trong người có nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    Trao đổi với báo chí, Trung tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội CSGT số 7 - cho biết, theo kế hoạch của Phòng CSGT, từ ngày 1/1/2020, toàn bộ các đơn vị đã đồng loạt ra quân để xử lý vi phạm về nồng độ cồn.
     
    “Đội CSGT số 7 cũng đã triển khai và xử lý 3 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP , mức xử phạt cao hơn, mang tính răn đe hơn nên đề nghị người dân cần nâng cao ý thức. Khi đã uống rượu, bia thì không điều khiển các phương tiện tham gia giao thông” - Trung tá Nam nói.
     
    Trước thông tin xôn xao trên mạng xã hội về việc người tham gia giao thông dù không sử dụng rượu bia nhưng ăn hoa quả sẽ cho kết quả có nồng độ cồn trong cơ thể, Trung tá Nam khẳng định không có chuyện như vậy.
     
    Lãnh đạo Đội CSGT số 7 cho biết thêm, kể từ ngày thực hiện theo Nghị định 100, đơn vị chưa bắt gặp trường hợp người dân nào chỉ ăn hoa quả rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị “dính” nồng độ cồn.
     
    Bên cạnh đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn còn căn cứ trên nhiều yếu tố và người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn khi bị lực lượng CSGT kiểm tra.
     
    Với trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Và tôi khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn” - Trung tá Nam lập luận.
     
    Như Dân trí đã đưa tin, bắt đầu từ ngày 1/1 vừa qua, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 chính thức có hiệu lực. Theo đó, luật sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (ô tô, xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong người.
     
    Tại Khoản 6 Điều 5 của Luật này nêu rõ, nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đồng thời, tại Điều 21 về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, ngay từ Khoản 1 đã nhắc lại rằng, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
     
    Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP .
     
     
                                                                                                 
     
    6455 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận