CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

Chủ đề   RSS   
  • #597531 28/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Nhiều người dân thắc mắc rằng khi tham gia giao thông nếu bị CSGT dừng xe kiểm tra hành chính mà mình không vi phạm thì CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm hay không? Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    CSGT có phải chứng minh vi phạm của người dân?

    Theo nguyên tắc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    Thêm vào đó, khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA(được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA), khi phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì CSGT tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị CSGT. (tại điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA)

    Như vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện. Song người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không vi phạm.

    Không được tự ý khám người và phương tiện

    Khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau:

    - Kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện.

    - Kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện: hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số xe và hai bên thành xe, điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

    - Kiểm soát việc chấp hành quy định về hoạt động vận tải đường bộ.

    Theo đó, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, phương tiện.

    Bởi việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ.

    Không được nhận tiền của người vi phạm

    Căn cứ theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau:

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

    Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử phạt vi phạm, CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân.

    Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

    Không những vậy, CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 - 07 năm tù.

    Trường hợp duy nhất CSGT được thu tiền từ người vi phạm là khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

     
    2049 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    jessktqd (15/02/2024) admin (03/04/2023) phuongland (01/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597584   29/01/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Trong biên bản có ghi hành vi vi phạm, người tham gia giao thông ký biên bản là đã công nhận hành vi vi phạm của mình. Như vậy thì người ra Quyết định xử phạt căn cứ biên bản vi phạm thôi là đã ok rồi. Do đó phải được ghi ý kiến của người tham gia trong biên bản, công nhận hoặc không công nhận lỗi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #598162   31/01/2023

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Việc CSGT chứng minh hành vi vi phạm giao thông của người dân là hợp tình hợp lý vì có những đối tượng họ sẽ không chấp nhận bị phạt nếu như không có chứng cứ. Một phần cũng là luật pháp nên cái gì cũng cần giấy trắng mực đen. Do đó, CSGT thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ... để chứng minh được lỗi của người vi phạm, từ đó tránh mà được những thành phần thích bắt bẻ và lắc léo.

     
    Báo quản trị |  
  • #598224   31/01/2023

    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cám ơn tác giả đã có bài viết chia sẻ thông tin rất hữu ích và thực tế, người dân khi tham gia giao thông nên trang bị cho mình những kiến thức quy định pháp luật nhất định để tránh bị lợi dụng, làm thiệt hại đến lợi ích và tài sản của bản thân trước tiên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #598256   31/01/2023

    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính 2020, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Vì vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #598395   31/01/2023

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cảm ơn chia sẻ hữu ích từ bạn. Hành vi vi phạm giao thông đa số đều là các hành vi vi phạm về hành chính và bị xử lý theo chế tài của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Một nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính là bên xử lý phải chứng minh được bên vi phạm có lỗi. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng nhiều cách. Do đó, việc cảnh sát giao thông phải chứng minh vi phạm giao thông của người dân là điều hiển nhiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #598414   31/01/2023

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Để đảm bảo tính minh bạch khi xử phạt thì CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính. Việc chứng minh có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện và CSGT sẽ đưa các quy định xử phạt của pháp luật tương ứng với hành vi vi phạm cho người vi phạm. Khi người bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nhưng không có vi phạm thì không bị xử phạt và không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #598484   02/02/2023

    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Trường hợp duy nhất CSGT được thu tiền từ người vi phạm là khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

    Trong đoạn trích trên, trường hợp xử phạt cảnh cáo thì khoản tiền CSGT được thu của người vi phạm là tiền gì vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #598485   02/02/2023

    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Trường hợp thu tiền khi xử phạt cảnh cáo là khoản tiền gì vậy?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vukimhieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/02/2023)
  • #598820   20/02/2023

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả, hiện nay theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ có nghĩa vụ chứng minh vi phạm trước khi xử phạt vi phạm hành chính, còn việc dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi kiểm soát giao thông thì không cần chứng minh phương tiện, chủ phương tiện có lỗi. Vì vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #599647   28/02/2023

    CSGT có nghĩa vụ chứng minh vi phạm giao thông của người dân không?

    Cảm ơn bài viết đầy bổ ích của bạn. Khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện vì vi phạm giao thông thì người dân có quyền yêu cầu cảnh sát chứng minh vi phạm của mình, đồng thời cũng có quyền tự chứng minh phương tiện của mình không vi phạm giao thông. Đa số người dân khi bị dừng phương tiện giao thông đều chấp nhận và ký vào biên bản phạt hành chính vì không biết rõ quy định cảnh sát phải là người chứng minh mình vi phạm, không có bằng chứng sẽ không được lập biên bản xử phạt.

     
    Báo quản trị |