CSGT có bắt buộc chào theo Điều lệ ngành khi làm việc với người dân?

Chủ đề   RSS   
  • #564374 03/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    CSGT có bắt buộc chào theo Điều lệ ngành khi làm việc với người dân?

    CSGT chào người dân

    CSGT chào người dân - Ảnh minh họa

    Trong một số video người dân có quay lại buổi làm việc với CSGT, người dân có bắt lỗi CSGT là không chào theo Điều lệ Công an nhân dân khi làm việc với họ. CSGT có bắt buộc chào theo Điều lệ ngành khi làm việc với người dân?

    Tại Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiến hành kiểm soát như sau:

    Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:

    1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

    2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

    Theo quy định trên thì CSGT phải thực hiện động tác chào theo Điều lệ Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: "Chào ông, bà, anh, chị,...". Do đó, khi làm việc với người dân thì không bắt buộc CSGT chào theo Điều lệ Công an nhân dân khi làm việc với người dân.

    * Trường hợp nào CSGT được phép dừng phương tiện để kiểm soát?

    Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:

    (1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

    (2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ  theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    (3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm ANTT, đấu tranh phòng chống tội phạm;

    (4) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

     

     
    1466 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận