Hiện nay, tại các thành phố và tuyến đường quan trọng không những dễ dàng bắt gặp lực cảnh sát giao thông (CSGT) tuần tra mà còn có cả cảnh sát cơ động (CSCĐ). Điều này làm nhiều người tham gia giao thông không biết rằng khi vi phạm thì lực lượng CSCĐ có quyền kiểm tra hành chính và xử phạt hay không?
Theo đó, lực lượng CSCĐ trực thuộc công an nhân dân và là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt trong hoạt động đường bộ bao gồm các lực lượng chức năng sau:
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định
Như vậy, theo quy định trên thì người nào vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì có thể bị CSCĐ yêu cầu dừng xe và xử lý vi phạm.
CSCĐ có quyền kiểm tra khi nào?
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 15 Thông tư 58/TT-BCA, trong đó nêu rõ quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của CSCĐ.
Theo đó, Bộ Công an quy định 04 đối tượng CSCĐ được quyền kiểm soát người có hành vi vi phạm, phương tiện thực hiện hành vi, đồ vật có liên quan và tài liệu bao gồm văn bản và dữ liệu của người vi phạm được tiến hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự công cộng thì CSCĐ có quyền kiểm tra xử lý. Thông thường các địa điểm mà CSCĐ hay kiểm tuần tra là những địa điểm quan trọng, những tuyến đường lớn, tổ chức sự kiện và những địa bàn phức tạp cần đảm bảo về an ninh, trật tự.
Thứ hai là khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy. Theo quy định này dù người dân không vi phạm, tuy nhiên vì lý do đảm bảo sự an toàn tuyệt đối thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra khi có căn cứ đảm bảo cần rà soát ngay tránh việc tẩu tán, tiêu hủy.
Thứ ba là khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì CSCĐ lập tức có quyền kiểm tra và bắt giữ để giao cho cơ quan chức năng có nhiệm vụ xét xử. Ngoài ra, khi phát hiện người đang bị truy nã, bị truy tìm thì CSCĐ truy bắt người đó kịp thời.
Như vậy, CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi tham gia phương tiện giao thông khi người này thuộc một trong ba trường hợp là chạy xe vào gây mất an ninh, trật tự, người này đang cất giữ đồ vật vi phạm, cuối cùng là người đang bị truy nã và phạm tội quả tang.
Quyền hạn xử lý vi phạm của CSCĐ
Bên cạnh việc kiểm tra, rà soát người vi phạm thì lực lượng CSCĐ cũng có quyền xử phạt vi phạm, nếu bạn tham gia giao thông mà vi phạm pháp luật mà bị CSCĐ yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thì cũng đừng bất ngờ.
Cụ thể, tại Điều 18 Thông tư 58/TT-BCA quy định CSCĐ có quyền xử lý vi phạm trong quá trình tuần tra, kiểm soát người dân nhằm đảm bảo an, trật tự trong khu vực như sau:
CSCĐ có quyền đình chỉ ngay hành vi vi phạm và nói rõ hành vi này cho người vi phạm biết, nhằm ngăn chặn, hạn chế các rủi ro và hậu quả. Thực hiện biện pháp đình chỉ trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài biện pháp đình chỉ người vi phạm, còn quy định về thẩm quyền xử phạt của CSCĐ trong 02 trường hợp như sau:
Thứ nhất là trường hợp vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình.
Thứ hai là không phải hành vi vi phạm hành chính nào CSCĐ cũng có quyền xử lý, tùy vào trường hợp vi phạm thuộc phạm vi xử lý của CSCĐ. Trường hợp không thuộc quyền hạn xử lý thì cán, bộ chiến sĩ tuần tra cần lập biên bản và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm sau đó áp giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Thứ ba là trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CSCĐ
Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định CSCĐ có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 19 Thông tư 58/TT-BCA như sau:
Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như trên phải đảm bảo đúng thẩm quyền của CSCĐ trường hợp không thuộc không hợp phải giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đúng theo quy định, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Theo đó, tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm:
(1) Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra.
(2) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.
(3) Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
(4) Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.
(5) Trong trường hợp cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
(6) Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.
Như vậy, nếu người tham gia phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm pháp luật thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ, kiểm tra phương tiện và xử phạt hành chính.