Cover bài hát như nào mới đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #585907 26/06/2022

    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Cover bài hát như nào mới đúng luật?

    Cover là gì là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm, bởi giới trẻ hiện nay chỉ thường biết đến cover trong lĩnh vực âm nhạc. Đây là một thuật ngữ được dùng để nói về một sản phẩm âm nhạc, bài hát được làm lại hoặc hát lại từ một ca khúc đã hát và thu âm trước đó. Đã có rất nhiều người với khả năng ca hát của mình cover những bản nhạc nổi tiếng của các sĩ khác và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng cũng như fan yêu âm nhạc.

    Mặc dù có thể các bản cover trở nên hot trên mạng xã hội, youtube,... tuy nhiên chúng thường không được đề cao, tôn vinh bằng bài hát gốc. Những bài hát cover từ nhiều giọng ca khác nhau sẽ khiến cho người nghe có được cảm giác mới mẻ và thích thú riêng. Thậm chí nhiều người còn cover ca khúc thành công, hay hơn cả bài nhạc gốc. Vậy cover một bài hát như nào mới là đúng luật?

    Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

    1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    c) Tác phẩm báo chí;

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    đ) Tác phẩm sân khấu;

    e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

    i) Tác phẩm kiến trúc;

    k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

    l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

    4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:

    a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

    b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

    c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

    d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

    đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

    e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

    g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

    h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

    i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

    k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

    Như vậy, cover một bài hát mà chỉ với mục đích để nghiên cứu hoặc không vì bất cứ lợi nhuận nào thì đó được xem là một hành vi cover không trái pháp luật.

     
    6805 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587137   30/06/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, như vậy khi cover lại bài hát với các mục đích phi lợi nhuận và không ảnh hướng đến tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền như sau: không để việc cover lại bài hát gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của bài hát; ,bản ghi âm, ghi hình, hình ảnh tái hiện lại bài hát không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; phải ghi đầy đủ thông tin về tên, nguồn bài hát mà bạn cover lại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587151   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Như bạn đã đề cập, cover một bài hát mà chỉ với mục đích để nghiên cứu hoặc không vì bất cứ lợi nhuận nào thì không trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế với những người cover hiện nay, khi thực hiện cover lại bài hát và đăng lên trên các trang mạng xã hội thì đa phần đều mang tính thương mại trong đó, cho nên để xác định được mục đích trên thì hầu như không đạt được. Do vậy, theo mình, nếu muốn thích và muốn cover một bài hát nào thì nên xin ý kiến của tác giả trước để đảm bảo được sự thỏa thuận đôi bên cũng như tôn trọng quyền tác giả của người sáng tác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #587159   30/06/2022

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Hiện nay, việc hát lại các ca khúc hay, nổi tiếng diễn ra khá phổ biến. Nhưng hiếm ai biết rằng, việc cover bài hát của người khác có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, hiểu biết quy định trên sẽ tránh được những hành vi có thể vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |