Công văn 1557: VKSNDTC hướng dẫn 9 nội dung áp dụng các điều 347, 348, 349 BLHS

Chủ đề   RSS   
  • #570542 22/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Công văn 1557: VKSNDTC hướng dẫn 9 nội dung áp dụng các điều 347, 348, 349 BLHS

    Hướng dẫn áp dụng các điều 347, 348, 349 BLHS 2015 - Minh họa

    Ngày 20/4/2021, VKSNDTC ra Công văn 1557/VKSTC-V1 V/v Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài một sô vấn đề chung, VKSNDTC hướng dẫn 9 nội dung cụ thể liên quan đến việc áp dụng các quy định này.

    Xin được trích dẫn 3 mục đáng chú ý:

    1. Phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS).

    Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.

    Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).

    Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc. .

    Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.

    2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)

    Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vỉ phạm...", Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chỉnh về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương úng.

    3. Việc xử lý đối với trường hợp đưa người đã nhập cảnh trái phép vào sâu trong nội địa Việt Nam

    Trường hợp đưa dẫn người nhập cảnh trái phép đi sâu vào nội địa Việt Nam, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người được thuê biệt trước việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã thoả thuận hoặc tiếp nhận ý chí của người tổ chức,

    môi giới, đưa dẫn người vào sâu trong nội địa Việt Nam, thì xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm. Trường hợp biết rõ người khác đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã đưa dẫn người đó vào sâu trong nội địa Việt Nam để lưu trú, tìm việc làm, thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.

    Ví dụ 1: A biết B sẽ tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua biên giới Lạng Sơn để vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì vụ lợi vẫn giúp B đưa người nước ngoài từ Lạng Sơn vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này, A bị xử lý về "Tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép" với vai trò đồng phạm.

    Ví dụ 2: C hành nghề lái xe ô tô Grab, biết rõ một số người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đang có nhu cầu đi từ khu vực biên giới vào TP. Hà Nội để tìm việc làm, Vì vụ lợi, C đồng ý chở các đối tượng này và bị bắt giữ trên đường. Trường hợp này, xem xét xử lý C về "Tội tổ chức cho người khác lại Việt Nam trái phép”.

    Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.

     
    2256 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (23/04/2021) ThanhLongLS (22/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận