Công văn 1066: VKSNDTC giải đáp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Chủ đề   RSS   
  • #569253 23/03/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Công văn 1066: VKSNDTC giải đáp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

    Viện kiểm sát nhân dân giải đáp một số thắc mắc về khiếu nại, tố cáo

    Viện kiểm sát nhân dân giải đáp một số thắc mắc về khiếu nại, tố cáo

    Ngày 22/3/2021, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn 1066 V/v giải đáp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

    Một số thắc mắc đáng chú ý được giải đáp như sau:

    Thắc mắc: Bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột của người đó liên tục kêu oan thay bị can thì có giải quyết hay không?

    Giải đáp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTHS: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Bị can là người chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng, biết rõ hành vi vi phạm đã thực hiện và sự việc phạm tội đã xảy ra trong thực tế khách quan, có năng lực trách nhiệm hình sự có khả năng quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại. Vì vậy, chỉ khi bị can khiếu nại (nêu rõ khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng nào) thì mới xác định là đơn khiếu nại (thể hiện qua đơn hoặc được ghi ý kiến vào tài liệu hợp pháp được lập trong quá trình tố tụng); các trường hợp còn lại, khi nhận được đơn thì xử lý, giải quyết theo thủ tục đơn kiến | nghị, đề nghị, phản ánh.

    Ví dụ: Bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột của người đó liên tục kêu oan thay bị can, không chấp nhận Quyết định khởi tố bị can đã được VKS phê chuẩn thì Kiểm sát viên cần trực tiếp làm việc với bị can, giải thích để bị can quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại.

    - Nếu bị can không kêu oan, nhận tội thì VKS không thụ lý đơn và thông báo cho người gửi đơn biết lý do không thụ lý.

    - Nếu bị can khiếu nại, kêu oan, VKS thụ lý giải quyết nội dung khiếu nại của bị can đồng thời xem xét, trả lời nội dung đơn của thân nhân bị can theo trình tư của tố tụng hình sin và thông báo kết quả cho thân nhân bị can biết.


    Thắc mắc: Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2018 quy định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được gia hạn thời hạn xác minh (nhưng thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại); song BLTTHS không quy định việc gia hạn. Một số ý kiến cho rằng có sự mâu thuẫn giữa quy định của BLTTHS và Thông tư liên tịch;

    Giải đáp: Việc gia hạn thời hạn xác minh là thao tác nghiệp vụ để thực hiện việc giải quyết khiếu nại trong thời hạn do BLTTHS quy định, do vậy, không có mâu thuẫn giữa BLTTHS với Thông tư liên tịch về vấn đề này. Cần phân biệt thời hạn xác minh và thời hạn giải quyết (thời hạn xác minh nằm trong thời hạn giải quyết và không vượt quá thời hạn giải quyết).


    Thắc mắc: Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (07 ngày) có nội dung đối thoại, nhưng người khiếu nại có thể do trở ngại khách quan mà không kịp đến VKS để đối thoại. Đến khi VKS đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại mới đến để yêu cầu đối thoại thì có tiến hành thủ tục đối thoại nữa không?

    Giải đáp: Việc đối thoại có thể tiến hành trong quá trình giải quyết khiếu nại. Do vậy, trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nếu xét thấy cần thiết thì người có thẩm quyền giải quyết (hoặc người được phân công nhiệm vụ tham mưu giải quyết) tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại. Trường hợp VKS đã ban hành quyết định giải quyết thì không tiến hành đối thoại nữa. Bởi lẽ, đối thoại không phải là thủ tục bắt buộc; khi VKS có thẩm quyền đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại là đã có đầy đủ căn cứ, việc đối thoại sau khi quyết định giải quyết là không cần thiết và không có giá trị

    Tuy vậy, trường hợp người khiếu nại có căn cứ mới có thể làm thay đổi nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại, thì VKS đã giải quyết lần đầu báo cáo VKS có thẩm quyền giải quyết tiếp theo để có biện pháp xử lý phù hợp.


    Ngoài ra, Công văn còn giải đáp các thắc mắc liên quan đến:

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát (trong lĩnh vực tố tụng hình sự và dân sự, hành chính)

    - Kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

    - Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

    - Công tác tổng hợp, báo cáo và biểu mẫu nghiệp vụ

    Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.

     
    11891 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (24/03/2021) ThanhLongLS (23/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận