Trả lời:
Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, doanh nghiệp tư nhân được xác định là người sử dụng lao động và phải tuân thủ các quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019. Trường hợp công ty không cho nghỉ hàng năm nếu đã trao đổi với công ty mà không đồng ý bạn báo lên cơ quan quản lý lao động để can thiệp, xử lý.
Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Do đó, việc công ty anh/chị không cho nghỉ phép hằng năm là không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Trong trường hợp của anh/chị, công ty không cho nghỉ hàng năm nếu đã trao đổi với công ty mà không đồng ý, anh/chị có thể báo lên cơ quan quản lý lao động để xử lý.