Đây là ý kiến của em:
1. Giao dịch của A và B là giao dịch dân sự.
Căn cứ theo điều 29 của bộ luật tố tụng dân sựu 2004 sữa đổi bổ sung 2011 quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
--> giao dich trên của A và B không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều trên
Câu b: Việc B đề nghị A thanh toán bằng vốn góp là sai. Vì giao dịch của A và B là giao dịch dân sự
Câu c: Việc A đề nghị công ty mua lại vốn góp của mình là sai
Vì căn cứ vào Điều 43. Mua lại phần vốn góp luật doanh nghiệp 2005
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
--> Trường hợp của A không có trong quy định
Mọi người cho em xin ý kiến