Công ty nợ bảo hiểm xã hội, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #259698 07/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Công ty nợ bảo hiểm xã hội, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động

    Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội vốn đã trở thành căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa? Theo báo cáo của BLĐTBXH, trong năm 2012, số tiền nợ BHXH trên 5000 tỷ. Điều đáng nói là trong suốt thời gian dài không chỉ doanh nghiệp chẳng thèm ngó ngàng, mà cả cơ quan BHXH cũng thờ ơ đến ghẻ lạnh; những báo cáo ngẩn ngơ, những tờ biên bản ấu trĩ như là động thái rũ bỏ trách nhiệm, rung cây dọa khỉ.

    - Đối với doanh nghiệp, việc nợ BHXH đảm báo “có lợi”, bởi nếu sử dụng số tiền đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sinh lợi theo nguyên tắc “tiền sinh tiền”, hoặc ít ra cũng không vay ngân hàng với lãi suất cao. Nếu đem lãi suất ngân hàng so với lãi suất áp phạt và mức phạt theo quy định thì doanh nghiệp vẫn “hời”. Không dại gì mà không nợ!!

    - Trong khi doanh nghiệp tính toán thiệt hơn, cơ quan BHXH thì xem đó như của trời ơi; nếu thiệt thì người lao động chịu, chứ cơ quan BHXH không mang bất cứ một cái “án chế tài” xử lý nào.

    Từ đây, mọi hậu quả đổ lên đầu người lao động, làm việc quần quật, mất biết bao mồ hôi công sức để cống hiến; tiền lương phải tính chi ly từng quả cà con cá. Vậy nhưng họ đâu biết rằng, tiền lương của họ đã bị doanh nghiệp ngốn một phần để gọi là trích nộp BHXH, cộng thêm số tiền mà Công ty phải đóng nữa. Đấy là chưa nói đến việc, khi người lao động ốm đau thai sản hoặc nghỉ việc, họ lại lao đao khốn đốn vì không biết đi đâu về đâu để hỏi một vài tờ giấy nho nhỏ gọi là “Sổ BHXH” làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

    Người lao động khi bước chân vào Công ty, thường họ mang thân phận của người “đi xin việc”, họ cam chịu, ngần ngại, dễ dãi, và cuối cùng là thiệt hại. Vì vậy, nhà nước nên có cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp Công ty nợ BHXH, không nên đẩy người lao động vào những khó khăn mà bản thân họ không đáng nhận.

    Nhưng cơ chế bảo vệ người lao động là gì? Khi mà chế tài xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định86/2010/NĐ-CP hiện tại được coi là “quy định cho có, để đó ngắm nhìn”.

    Thiết nghĩ, trước khi có cơ chế pháp lý bảo vệ, người lao động cần có động thái bảo vệ chính mình, đó là:

    1. Trao đổi thẳng thắn với doanh nghiệp khi phỏng vấn xin việc;

    2. Sau thời gian thử việc, đề nghị Công ty làm thủ tục đăng ký BHXH (bao gồm làm tờ khai do Người lao động ký); sau đó thường xuyên hỏi người quản lý về số sổ BXHX đã đăng ký cho mình;

    3. Kiến nghị với Công đoàn công ty hoặc Liên đoàn lao động quận/huyện để được hỗ trợ; trường hợp này người lao động có thể gửi đơn tập thể hoặc đơn nặc danh.

    Riêng các cơ quan nhà nước, nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm để “rốt rắng” bảo vệ quyền lợi của người lao động như bảo vệ chính mình; cần thiết phải sửa đổi pháp luật theo hướng mạnh tay và điều chỉnh lại cơ chế quản lý. Nếu không làm được thì về vườn để người dân lên làm thay:

    1. Cần chế tài phạt nặng, kể cả xử lý hình sự đối với doanh nghiệp nợ BHXH. Có một số quan điểm cho rằng hình sự hóa quan hệ nợ BHXH là không đúng, vì nó là quan hệ dân sự như kiểu nợ ngân hàng. Tôi không đồng ý với quan điểm này, bởi khoản trích nộp BHXH là khoản bắt buộc, tương tự thuế. Còn nợ ngân hàng đơn thuần có hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo đảm.

    2. Cần có chế tài xử phạt nặng đối với cơ quan BHXH không thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi số nợ BHXH;

    3. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giúp người lao động không phụ thuộc vào việc Doanh nghiệp nợ hay không nợ bảo hiểm xã hội. Có như vậy, mới nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà nước, thay đổi được ý thức của những người công bộc của dân hiện đang nghĩ rằng đó là chuyện giữa người lao động và doanh nghiệp, được thì người lao động nhờ, không được thì doanh nghiệp chịu, còn bản thân mình thì “có thưởng vô phạt”.

    Nhà nước đã bảo hộ, nhận cất giữ tiền của người lao động qua hoạt động trích nộp từ tiền lương của họ, thì phải thực hiện cam kết đó cho đúng chức trách của nhà nước. Đừng thể hiện sự phân biệt đối xử lớn đến thế giữa tiền, quyền lợi  của nhà nước và tiền, quyền lợi của người dân; đừng nghĩ rằng trả lương, trả BHXH một lần là của “bố thí” từ ngân sách nhà nước.

    0917 313 339

     
    20531 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (02/08/2014) huyentrang2008 (10/05/2013) ntdieu (07/05/2013) kimtingroup (07/05/2013) themiracle (07/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #259726   07/05/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cơ chế bảo vệ người dân lúc nào cũng rất đơn giản. Đó là Nhà nước gánh phần thiệt và trách nhiệm về mình. Đơn giản bởi Nhà nước ta là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân"

    Áp dụng vào lĩnh vực này rất đơn giản.

    NLĐ chỉ cần sổ bảo hiểm hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh mình đã được công ty trừ tiền BHXH khi nhận lương. NLĐ cứ mang đến là CQ bảo hiểm phải thanh toán, còn CQ bảo hiểm TỰ ĐI MÀ ĐÒI DN.

    Nhà nước lúc nào cũng nắm phần lợi về mình thì nhân dân lúc nào chả khổ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #260246   09/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hôm trước có đọc bài báo nói về vấn đề nên hay không nên truy cứu trách nhiệm hình sự doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Có nhà báo đã phân tích rằng không nên quy địnht rách nhiệm hình sự vấn đề này, lý do họ đưa ra là nợ BHXH là trách nhiệm dân sự, nếu hình sự hóa quan hệ này thì phải hình sự hóa nợ ngân hàng và các loại nợ khác.

    Tôi thấy nợ ngân hàng, nợ khác thuộc loại dân sự, bởi các bên có thỏa thuận bằng hợp đồng. Còn nợ BHXH, theo Luật BHXH thì đây là khoản trích bắt buộc của doanh nghiệp và NLĐ. Quy định trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm cũng như doanh nghiệp trốn thuế vậy, không khác gì!

    Tại sao Thuế thì nhà nước chăm chăm để lo, còn chế độ của người dân nhà nước lại vô cảm như thế? Phải chăng nhà nước đặt lợi ích lên trên người dân?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/05/2013) huyentrang2008 (10/05/2013) luatsutraloi2 (02/08/2014)
  • #260274   09/05/2013

    VietAnh06
    VietAnh06

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 24 lần


    Giá như hàng tháng DN có cái biên lai xác nhận số tiền đóng BHXH ( bao gồm số tiền DN đóng + số tiền trích từ lương của NLĐ) cấp cho NLĐ tiền trích nộp bảo hiểm thì tốt, giống như cấp biên lai khấu trừ thuế TNCN vậy. Sau đó, NLĐ chỉ cần mang biên lai này lên CQ Bảo Hiểm làm thanh quyết toán. Trách nhiệm nợ nần tiền BH thì CQ Bảo Hiểm làm việc với DN, tiến hành thanh kiểm tra giống như thanh kiểm tra quyết toán thuế, phát hiện gian lận thì truy thu + xử phạt HC.

     

    "Chẳng bao giờ anh ước đâu em

    Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn VietAnh06 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (10/05/2013) hoanth83 (10/05/2013) luatsutraloi2 (02/08/2014)
  • #260310   10/05/2013

    huyentrang2008
    huyentrang2008



    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2013
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1695
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 26 lần


    Em lót dép hóng vụ này phát! Đúng thứ em cần quan tâm! Nhân tiện em xin hỏi là nếu em là chủ doanh nghiệp thì liệu bên em có bị bắt buộc phải mua BHXH cho ban lãnh đạo và công nhân viên của công ty không, nếu không mua thì bị phạt như nào, lợi ích của việc mua hay không mua bảo hiểm là gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #260326   10/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tui đồng tình với bạn VietAnh06!

    Phải nói rằng đó là cách nên làm để người lao động không phải tất tả lo âu, khốn đốn đi giải quyết "hậu nghỉ việc" như bây giờ. Xử lý nặng tay về phương diện hành chính hay hình sự chỉ là phần ngọn; muốn giải quyết triệt để phải thay đổi cơ chế hiện tại.

    @huyentrang!

    - Chỉ bắt buộc và thực hiện tham gia BHXH đối với người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên;

    - Vấn đề xử phạt bạn tham khảo Nghị định 86/2010/NĐ-CP mà tôi có nêu ở đầu topic, quy định khá chi tiết và rõ ràng rồi;

    - Lợi ích: Tùy đứng trên phương diện chủ doanh nghiệp hay NLĐ để xác định lợi ích.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    huyentrang2008 (10/05/2013)
  • #260335   10/05/2013

    huyentrang2008
    huyentrang2008



    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2013
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1695
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 26 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    @huyentrang!

    - Chỉ bắt buộc và thực hiện tham gia BHXH đối với người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên;

    - Vấn đề xử phạt bạn tham khảo Nghị định86/2010/NĐ-CP mà tôi có nêu ở đầu topic, quy định khá chi tiết và rõ ràng rồi;

    - Lợi ích: Tùy đứng trên phương diện chủ doanh nghiệp hay NLĐ để xác định lợi ích.

    - Nhưng cái Hợp đồng là giao cho người làm hợp đồng với cty chứ không có giao cho bên cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, thế thì họ làm sao mà căn cứ vào đâu để mà biết được là hợp đồng mấy tháng để phạt ạ?

    - Vâng em cảm ơn về phần chế tài xử phạt ạ!

    - Còn em muốn hỏi về lợi ích của người lao động ạ! (lợi ích của NLĐ cũng chính là lợi ích của cty --- tôn chỉ của doanh nghiệp nhà cô em là vậy!)

     
    Báo quản trị |  
  • #260340   10/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    huyentrang2008 viết:

    - Nhưng cái Hợp đồng là giao cho người làm hợp đồng với cty chứ không có giao cho bên cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, thế thì họ làm sao mà căn cứ vào đâu để mà biết được là hợp đồng mấy tháng để phạt ạ?

    - Vâng em cảm ơn về phần chế tài xử phạt ạ!

    - Còn em muốn hỏi về lợi ích của người lao động ạ! (lợi ích của NLĐ cũng chính là lợi ích của cty --- tôn chỉ của doanh nghiệp nhà cô em là vậy!)

    Chào bạn!

    Topic này để thảo luận, nếu bạn muốn hỏi thì hỏi ở mục trao đổi vướng mắc pháp lý nhé!

    Bạn đã hỏi ở đây nên tiện tôi trao đổi luôn:

    - Khi làm thủ tục với Thuế, với BHXH, bạn đều phải có Hợp đồng lao động, đây là thủ tục bắt buộc; vì vậy không thể bảo họ không biết; ngoài ra, cơ quan BXHX lâu lâu "sờ gáy" mấy Doanh nghiệp chơi (kiểm tra định kỳ và đột xuất), phát hiện ra thì phạt nang.

    - Loi ich cua nguoi lao dong: Duoc dam bao quyen loi theo luat lao dong, duoc huong che do thai san, che do BHTN, che do huu tri, nhieu che do khac...

    Than./.

    (May hoi cui nen bi rot Unikey chua cai lai duoc :(, thong cam nhe)

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    huyentrang2008 (10/05/2013)
  • #260362   10/05/2013

    huyentrang2008
    huyentrang2008



    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2013
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1695
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 26 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    - Khi làm thủ tục với Thuế, với BHXH, bạn đều phải có Hợp đồng lao động, đây là thủ tục bắt buộc; vì vậy không thể bảo họ không biết; ngoài ra, cơ quan BXHX lâu lâu "sờ gáy" mấy Doanh nghiệp chơi (kiểm tra định kỳ và đột xuất), phát hiện ra thì phạt nang.

    Vâng em biết rồi. Em vẫn xin được hỏi nốt một câu hỏi cuối cùng vì em chả biết post ở đâu chả lẽ lập topic mới. Ý em ở đây tức là nếu như doanh nghiệp tuyển dụng lao động, quản lý làm việc mà có hợp đồng lao động đàng hoàng (nhưng không bên nào muốn đưa cho cơ quan thuế, BHXH xem), nếu như giả sử bên cơ quan chức năng có thẩm quyền họ muốn xử lý lỗi vi phạm là: công ty tuyển người lao động trên 3 tháng mà không khai, đóng BHXH, thì liệu có cái lỗi nào như vậy không và làm sao để cơ quan chức năng họ chứng minh được cái lỗi đấy (khi cả chủ doanh nghiệp lẫn người được tuyển dụng đều không hợp tác). Em xin chào thân ái và quyết thắng ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #260378   10/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Việc tham gia BHXH là trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ, đó là quy định bắt buộc; bạn nói không hợp tác nghe nó đơn giản quá, kiểu như quyền của mình vậy.

    Hiện tại các cơ quan nhà nước thường ít kiểm tra xử lý, cơ mà người ta vào đột xuất thì khó tránh được án phạt.

    Nếu NLĐ cũng đồng lõa với hành vi này, đó là thiệt thòi rất lớn cho họ; không được hưởng chế độ thai sản, không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, không được hưởng chế độ hưu trí, không được hưởng ... nhiều chế độ khác! Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, bị doanh nghiệp trừ ngược trừ xuôi đủ kiểu, thậm chí lương NLĐ nhận chỉ là một phần bởi số còn lại đáng ra nộp cho BHXH thì doanh nghiệp ẳm, chưa kể khoản Doanh nghiệp phải bỏ ra để trích nộp cho NLĐ nữa -> số này khá lớn và rất có ý nghĩa cho NLĐ này.

    Nói chung, giấu không được lâu, không được bền đâu! Đợi đến khi bị sờ gáy mới thấy nhột thì muộn rồi. Cứ theo luật mà làm đi bạn ạ!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    huyentrang2008 (10/05/2013)
  • #260536   10/05/2013

    huyentrang2008
    huyentrang2008



    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2013
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1695
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 26 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Chào bạn!

    ..., chưa kể khoản Doanh nghiệp phải bỏ ra để trích nộp cho NLĐ nữa -> số này khá lớn và rất có ý nghĩa cho NLĐ này.

     

    Đứng về góc độ pháp luật, em xin hỏi chút và bày tỏ một chút thắc mắc là: tại sao tiền đóng bảo hiểm là người lao động nộp và sau này thì hưởng, vậy tại sao doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để nộp cho người lao động một phần?

    Em giả sử công ty cổ phần ABC, trả lương cho nhân viên Kế toán của công ty mỗi tháng 10 triệu đồng, thì có đúng là công ty sẽ trích 6% của cái 10 triệu lương của cô kế toán đó (trích 600k) để đóng bảo hiểm giúp họ, còn phần còn lại công ty vẫn tiếp tục phải trích tiền túi là 12% (trích 1.200.000đ) của mình để đóng bảo hiểm cho họ. để tổng cộng người lao động kế toán đó được hưởng mức đóng là 600k + 1200k = 1.800.000đ/tháng, đúng không?

    Như thế quả là quá vô lí, bất công cho một doanh nghiệp! 

     
    Báo quản trị |  
  • #260554   11/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Không bất công đâu bạn, bởi tổng lương ấy từ công sức của người lao động làm ra cho doanh nghiệp, họ trả lương cho nhân viên một phần, phần còn lại họ hưởng hết thì cũng phải "làm phước" cho NLĐ một chút chứ.

    Bất công hay không người chủ doanh nghiệp biết, NSDLĐ nào cũng muốn muốn "ẳm hết" là chắc rồi, có lợi mà. Bạn kêu bất công thì nên đi kêu "TIỀN THUẾ" ấy, tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế trong khi chẳng nhận lại thứ gì? Và số tiền thuế lại rất lớn! Đó mới là sự bất công!

    Còn NLĐ làm lợi cho doanh nghiệp, họ làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp, chính họ mới là người mang lợi ích về cho doanh nghiệp, chỉ trích một chút ít đã kêu bất công. Thiệt bụng mà nói, kêu bất công với người lao động, tôi thấy doanh nghiệp đang có vấn đề về văn hóa ứng xử, hoặc chí ít cũng là văn hóa đối xử với NLĐ.

    Tỷ lệ % bạn nêu trên không biết là tỷ lệ gì, hiện tại tổng tỷ lệ trích không chừng đó, cao hơn.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    huyentrang2008 (11/05/2013)
  • #260647   11/05/2013

    huyentrang2008
    huyentrang2008



    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2013
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1695
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 26 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Không bất công đâu bạn, bởi tổng lương ấy từ công sức của người lao động làm ra cho doanh nghiệp, họ trả lương cho nhân viên một phần, phần còn lại họ hưởng hết thì cũng phải "làm phước" cho NLĐ một chút chứ.

    Bất công hay không người chủ doanh nghiệp biết, NSDLĐ nào cũng muốn muốn "ẳm hết" là chắc rồi, có lợi mà. Bạn kêu bất công thì nên đi kêu "TIỀN THUẾ" ấy, tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế trong khi chẳng nhận lại thứ gì? Và số tiền thuế lại rất lớn! Đó mới là sự bất công!

    Còn NLĐ làm lợi cho doanh nghiệp, họ làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp, chính họ mới là người mang lợi ích về cho doanh nghiệp, chỉ trích một chút ít đã kêu bất công. Thiệt bụng mà nói, kêu bất công với người lao động, tôi thấy doanh nghiệp đang có vấn đề về văn hóa ứng xử, hoặc chí ít cũng là văn hóa đối xử với NLĐ.

    Tỷ lệ % bạn nêu trên không biết là tỷ lệ gì, hiện tại tổng tỷ lệ trích không chừng đó, cao hơn.

     

    Bác nói cũng đúng. Nhưng nếu em nhớ không nhầm là trong quy định thì người lap động được chọn hình thức là đóng bảo hiểm và không đóng bảo hiểm (nếu không thuộc diện bắt buộc). Trong trường hợp này nếu như họ không yêu cầu doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho họ, thì tất nhiên doanh nghiệp phải trả đủ tiền lương và không cắt bớt khoản tiền đóng bảo hiểm kia đi.

    Thứ hai, đối với trường hợp người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì ở đây cũng có 1 phần lỗi của họ là do họ thiếu hiểu biết, không biết mình có quyền lợi gì nên mới để tiền đáng lẽ ra phải được doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho thì bị lấy để dành cho việc khác. Vì vậy họ cần phải quyết liệt hơn để yêu cầu doanh nghiệp chứng minh được là đã đóng đủ bảo hiểm cho họ (xuất trình biên lai hàng tháng đã đóng bảo hiểm)

     
    Báo quản trị |  
  • #260684   11/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ huyentrang2008 : theo các bài viết của bạn trên diễn đàn, tôi thấy rằng bạn đang quan tâm đến vấn đề điều hành doanh nghiệp, vì vậy bạn nên đọc luật lao động, luật BHXH để biết quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Nếu bạn đọc 2 luật này rồi, bạn sẽ không cần đặt câu hỏi bên trên nữa, và bạn cũng sẽ hiểu được nhiều vấn đề liên quan khác.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (12/05/2013) huyentrang2008 (12/05/2013)
  • #260758   12/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bạn huyentrang có tìm đỏ con mắt trong các luật cũng không tìm thấy việc NLĐ và NSDLĐ "LỰA CHỌN" đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội đâu; trừ khi đó là trường hợp tự nguyện hoặc HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc HĐLĐ với người đã nghỉ hưu.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    huyentrang2008 (12/05/2013)
  • #336154   31/07/2014

    Chjpvjp
    Chjpvjp

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bác nào rành luật giúp em với:
    Mẹ tôi sinh năm 1960, tham gia BHXH tính đến năm 2012 là được 19 năm. Doanh nghiệp mẹ tôi làm việc nợ BHXH, không đóng cho người lao động từ năm 2012 đến bây giờ.Đồng nghĩa với việc mẹ tôi không có BHYT, đi khám bệnh phải tự chi trả. Tôi ra BHXH thành phố, BHXH tỉnh hỏi về trường hợp của mẹ tôi, xin chốt sổ BH đến thời điểm đã đóng (2012) thì đều nhận được câu trả lời: Không thể nào chốt sổ cho cá nhân vì DN còn nợ BH, khi nào DN thanh toán hết số nợ thì BH mới làm chế độ cho người lao động. 
    Tôi xin các bác giúp tôi giải đáp thắc mắc:
    -, Trường hợp của mẹ tôi sẽ được giải quyết như thế nào trong trường hợp DN không chịu thanh toán số tiền đang nợ cho BHXH.Tôi đã hỏi BHXH tỉnh và nhận được câu trả lời do bất cập
    -, ở đây tôi chỉ xin chốt sổ đến thời điểm DN và người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vơí BHXH (2012) chứ không phải năm 2014, vậy tại sao không giải quyết cho tôi mà lại cứ ràng buộc vào cũng trách nhiệm với DN

     
    Báo quản trị |  
  • #336193   31/07/2014

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn chjpvjp.

    Trường hợp của mẹ bạn, theo tôi không nên đề nghị chốt sổ đến 2012 (mà họ cũng chả làm cho, vì mẹ bạn vẫn đang làm việc cho DN). Mà chốt rồi cũng chưa làm gì được, vì chưa đóng đủ 20 năm. Cứ để sang 2015 đến khi nào mẹ bạn đủ tuổi nghỉ hưu, hãy đề nghị DN có trách nhiệm giải quyết để mẹ bạn được hưởng chế độ hưu trí.

    Khi đó sẽ thực hiện theo cơ chế là doanh nghiệp làm cam kết trả nợ theo lộ trình, cơ quan BHXH sẽ phải xem xét giải quyết chế độ hưu trí cho mẹ bạn. Nội dung này được quy định tại điểm đ khoản 1 điều 62 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    Chjpvjp (01/08/2014)
  • #336460   01/08/2014

    Chjpvjp
    Chjpvjp

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên xin cảm ơn bạn RIA1

    Nhưng hiện tại thì mẹ mình đã nghỉ ở DN đó, có quyết định thôi việc và giảm trừ nhân sự rồi bạn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #336607   02/08/2014

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chjpvjp viết:

    Nhưng hiện tại thì mẹ mình đã nghỉ ở DN đó, có quyết định thôi việc và giảm trừ nhân sự rồi bạn ạ

    Nếu vậy thì mẹ bạn yêu cầu chốt sổ đến 2012 và cơ quan BHXH phải chốt cho mẹ bạn là đúng chứ. Sao họ lại không chốt?

    Tôi đã đọc được ở một văn bản nào đó hướng dẫn về việc chốt sổ cho người lao động nghỉ việc khi đơn vị còn nợ tiền BHXH là chốt đến thời điểm đã đóng tiền, thời gian còn lại khi nào đơn vị trả hết nợ sẽ được chốt bổ sung. Có điều tôi không nhớ ở văn bản nào và chưa tìm được để dẫn cho bạn.

    Còn một cách để mẹ bạn đòi lại quyền lợi chính đáng:

    - Trước hết viết đơn gửi DN (nhớ yêu cầu họ ký nhận đã nhận đơn) yêu cầu chốt sổ đến thời điểm mẹ bạn nghỉ việc (năm 2014)

    - Nếu không được giải quyết, viết đơn đề nghị liên đoàn lao động cấp huyện can thiệp

     
    Báo quản trị |  
  • #336545   01/08/2014

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


     

     

    Không bất công đâu bạn, bởi tổng lương ấy từ công sức của người lao động làm ra cho doanh nghiệp, họ trả lương cho nhân viên một phần, phần còn lại họ hưởng hết thì cũng phải "làm phước" cho NLĐ một chút chứ.

     

    Bất công hay không người chủ doanh nghiệp biết, NSDLĐ nào cũng muốn muốn "ẳm hết" là chắc rồi, có lợi mà. Bạn kêu bất công thì nên đi kêu "TIỀN THUẾ" ấy, tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế trong khi chẳng nhận lại thứ gì? Và số tiền thuế lại rất lớn! Đó mới là sự bất công!

    Còn NLĐ làm lợi cho doanh nghiệp, họ làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp, chính họ mới là người mang lợi ích về cho doanh nghiệp, chỉ trích một chút ít đã kêu bất công. Thiệt bụng mà nói, kêu bất công với người lao động, tôi thấy doanh nghiệp đang có vấn đề về văn hóa ứng xử, hoặc chí ít cũng là văn hóa đối xử với NLĐ.

     

    Tỷ lệ % bạn nêu trên không biết là tỷ lệ gì, hiện tại tổng tỷ lệ trích không chừng đó, cao hơn.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatnvs1 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (02/08/2014)
  • #336547   01/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


     

    Tôi vô cùng chia sẻ với Người lao động; Xong, thực tế hiện nay các doanh nghiệp cũng rất khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi1 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (02/08/2014)