Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Đồng thời, Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Việc kết thúc thời gian thử việc được quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, tại Khoản 3 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Như vậy, trong thời gian thử việc, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không báo trước với công ty là không trái với quy định của pháp luật.
Bạn vẫn có quyền yêu cầu công ty thanh toán tiền lương thử việc trong những ngày đã thử việc. Nếu Công ty cố tình không thanh toán tiền lương thử việc thì bạn có quyền khiếu nại tố cáo việc này tới cơ quan quản lý lao động tại địa phương hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;