Công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #109497 10/06/2011

    cuongn231

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty hợp danh

    Xin các luật sư giải đáp giùm mình
    -Công ty hợp danh cso đc thuê giám đốc k
    - Thành viên hợp danh bị khai trừ có đc nhận lại vốn góp của mình ko
     
    17651 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109509   11/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    1. Không được thuê. Căn cứ pháp lý khoản 2 điều 137 LDN 2005: Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty

    2. Không (không chắc chắn lắm về đáp án). Căn cứ pháp lý: luật không có quy định về hoàn trả phần vốn góp của thành viên hợp danh bị khai trừ. Mà chỉ quy định hai trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh có sự thay đổi chủ sở hữu phần vốn góp đó là trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng và trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó.

    Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh còn lại luật không có quy định về hoàn trả phần vốn góp. Tuy nhiên luật lại quy định thêm rằng trong trường hợp thành viên hợp danh bị khai trừ thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (trong thời hạn hai năm). Do thành viên bị khai trừ chỉ trong trường hợp thành viên thực hiện hành vi có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty hoặc các thành viên khác, nên để đảm bảo quyền lợi của các thành viên còn lại, thì thành viên bị khai trừ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, như vậy không có lý do gì để họ đương nhiên được hoàn trả phần vốn góp sau khi bị khai trừ khỏi công ty.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    luusynhan (19/03/2013)
  • #109510   11/06/2011

    cuongn231
    cuongn231

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn, t muốn hỏi thêm vài ý này
    - bãi nhiệm và cách chức có giống nhau không?
    - HĐQT của CTCP có đc quyền bãi nhiệm giám đốc, chủ tịch HĐQT hay không?
    -A là thành viên CT hợp danh thì có đc cùng với ng khác thành lập công ty TNHH kinh doanh cùng ngành nghề hay ko?
    Cập nhật bởi cuongn231 ngày 11/06/2011 09:30:38 SA Cập nhật bởi cuongn231 ngày 11/06/2011 01:16:13 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #109567   11/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bãi nhiệm và cách chức khác nhau về từ ngữ nhưng giống nhau về hậu quả. Trong cả hai trường hợp thì người bị bãi nhiệm hay cách chức đều không được tiếp tục thực hiện công việc của mình.

    Bãi nhiệm thì có vẻ "trung tính" hơn, người bị bãi nhiệm không nhất thiết phải giữ chức vụ gì to lắm. Còn cách chức thì phải có "chức" mới "cách" được, nghĩa là dành cho cấp lãnh đạo quản lý. Hiểu nôm na nó là như vậy
     
    Báo quản trị |  
  • #109568   11/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Câu 1 thì anh ntdieu đã trả lời bạn.

    Câu 2 và 3 thì mời bạn tự nghiên cứu luật, các điều khoản về quyền hạn của HĐQT và hạn chế của thành viên hợp danh. Vấn đề rất đơn giản.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #109569   11/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    1./ Điều 135, LDN quy định: "Tất cả các thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm TGĐ hoặc GĐ cty nếu điều lệ công ty không có quy định khác.".
     Như vậy, không bắt buộc chủ tịch HĐTV phải là giám đốc, tổng giám đốc (trường hợp điều lệ công ty có quy định khác) và do đó giám đốc, tổng giám đốc ko bắt buộc phải là thành viên công ty. (thành viên công ty và thành viên hợp danh là 2 khái niệm khác nhau)
    2./ Việc luật ko quy định thêm: "cty HD có thể thuê giám đốc" (mặc dù vẫn có thể thuê giám đốc), theo mình, là do:
    - Tính đối nhân của công ty HD như các bạn đã đề cập
    - Điều này không cần thiết với thực tiễn hoạt động của công ty HD. Bởi: Giám đốc ở những loại hình DN khác là người điều hành hoạt động kinh doanh của DN. Việc DN thuê giám đốc ở bên ngoài vì muốn chọn người có năng lực chuyên môn, có khả năng chuyên sâu trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của DN để DN hoạt động có hiệu quả nhất, trơn tru nhất. Trong khi đó, đối với công ty HD, theo quy định tại k1, đ134 và k1, đ137 LDN, thì mọi thành viên hợp danh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký đồng thời mỗi thành viên tự điều hành hoạt động kinh doanh đó. Như vậy chức năng điều hành của giám đốc trong các loại hình doanh nghiệp khác đã được các thành viên hợp danh đảm nhiệm --> thuê giám đốc bằng thừa. (Liên quan đến quản lý của công ty thì tổng giám đốc cũng chỉ có nhiệm vụ "nhẹ nhàng" là phân công, phối hợp hoạt động kinh doanh của các thành viên hợp danh mà thôi. (điểm c, k4, đ137))

    Cho nên, công ty Hợp danh hoàn toàn có quyền thuê giám đốc.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 11/06/2011 03:50:28 CH

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #109630   11/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    AuQuangPhuc viết:

    2./ Việc luật ko quy định thêm: "cty HD có thể thuê giám đốc" (mặc dù vẫn có thể thuê giám đốc), theo mình, là do:
    - Tính đối nhân của công ty HD như các bạn đã đề cập
    - Điều này không cần thiết với thực tiễn hoạt động của công ty HD. Bởi: Giám đốc ở những loại hình DN khác là người điều hành hoạt động kinh doanh của DN. Việc DN thuê giám đốc ở bên ngoài vì muốn chọn người có năng lực chuyên môn, có khả năng chuyên sâu trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của DN để DN hoạt động có hiệu quả nhất, trơn tru nhất. Trong khi đó, đối với công ty HD, theo quy định tại k1, đ134 và k1, đ137 LDN, thì mọi thành viên hợp danh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký đồng thời mỗi thành viên tự điều hành hoạt động kinh doanh đó. Như vậy chức năng điều hành của giám đốc trong các loại hình doanh nghiệp khác đã được các thành viên hợp danh đảm nhiệm --> thuê giám đốc bằng thừa.

    Cho nên, công ty Hợp danh hoàn toàn có quyền thuê giám đốc.

    Trân trọng!


    Bạn lập luận rất mâu thuẫn:

    1. Chưa có ai đề cập tới tính đối nhân của cty HD trong topic này cả, và tính đối nhân đó hình như cũng không liên quan gì tới việc CTHD có được quyền thuê giám đốc hay không.

    2. Bên trên bạn cho rằng thuê giám đốc bằng thừa, vì chức năng của GĐ đã được các thành viên hợp danh đảm nhiệm !? Còn bên dưới thì lại khẳng định là CTHD hoàn toàn có quyền thuê giám đốc !? Kết luận cuối này lại ngược hẳn với câu liền trên, và nó chả ăn nhập gì với phần bạn vừa trình bày cả !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #109572   11/06/2011

    cuongn231
    cuongn231

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    @boyluat: nếu nói như bạn thì đã ko sinh ra nghề luật sư để tư vấn cho mọi người. Nhiều vấn đề đâu có đơn giản như mình nghĩ
    -ý 3 tớ nghĩ là ông ấy vẫn có thể kinh doanh cùng ngành nghề đc nhưng ko đc làm GĐ hay ng đại diện theo pháp luật mà chỉ đc làm thành viên của CT TNHH thôi, theo ý hiểu của t về khoản 2 điều 133 LDN
    - còn câu về việc khai trừ TVHD, t nghĩ là ông ấy vẫn nhận lại đc vốn góp của mình bởi vì luật vẫn quy định là TVHD có quyền rút vốn khỏi công ty. Ông ấy chỉ bị liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (trong thời hạn hai năm)
    T có vài ý kiến đóng góp nho nhỏ như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #109586   11/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ cuongn231 : Bạn đã tự đọc và tự biết được câu trả lời thì có nghĩa là boyluat gợi ý cho bạn như vậy là đúng rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #109605   11/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Quan điểm của tôi về bãi nhiệm và cách chức tuy rằng là 2 hình thức khác nhau nhưng tựu trung lại là hậu quả đúng như bạn #33cccc;">ntdieu  nói. Nhưng bản chất là khác nhau.
    Có bầu cử, biểu quyết => thì mới có bãi nhiệm, miễn nhiệm
    Bãi nhiệm: là hình thức thôi giữ chức vụ cho hành vi sai trái bị kỷ luật của người bị bãi nhiệm
    Miễn nhiệm: do cá nhân tự thấy không hoàn thành công việc hoặc vì lý do sức khoẻ nộp đơn xin được miễn nhiệm
    Chỉ định, quyết định => thì mới có cắt chức ( cách chức)
    Vài dòng trao đổi thêm
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #109648   11/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Kết luận không có gì mâu thuẫn mâu thuẫn như tôi đã phân tích. Công ty HD hoàn toàn có quyền thuê giám đốc. Tuy nhiên thuê hay không thì tuỳ mỗi công ty.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |