Về vấn đề giảm tiền lương, hiện nay Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động...."
Mức lương là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động, các khoản phụ cấp, bổ sung cũng phải quy định cụ thể trong quy chế lương của công ty. Việc giảm lương tức là sửa đổi hợp đồng, do đó, phải đạt được sự thỏa thuận với người lao động. Công ty đưa ra đề xuất giảm lương nếu không có sự phản đối của người lao động thì tức là người lao động đã đồng ý với đề xuất của công ty, công ty tiến hành làm phụ lục sửa đổi hợp đồng để giảm mức lương xuống, việc làm phụ lục sẽ làm căn cứ để công ty điều chỉnh mức đóng BHXH (nếu có) và thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu người lao động không đồng ý thì hoàn toàn có quyền phản hồi đến công ty.
Người lao động không đồng ý là bên NSDLĐ vẫn giảm lương thì có thể bị phạt theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Hành vi giảm lương tức là trả lương không đủ).
Về vấn đề chuyển sang làm công việc khác, theo Điều 129 Bộ Luật lao động 2019, vì lý do dịch bệnh NSDLĐ có thể chuyển người lao động sang công việc khác không quá 60 ngày, NLĐ không được phép từ chối việc điều chuyển này.
Tuy nhiên khoản 2 Điều 129 cũng có nêu NSDLĐ có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Do đó, nếu có căn cứ công việc mới không phù hợp với sức khỏe, giới tính của mình thì NLĐ có quyền từ chối.
Ở đây việc chứng minh công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính không phải là chuyện dễ, do đó, NSDLĐ có thể lấy lý do người lao động không thực hiện điều chuyển công việc theo yêu cầu của NSDLĐ, vắng mặt tại nơi làm việc, nếu từ 05 ngày làm việc trở lên thì bên NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, quan trọng ở đây là chứng minh lý do từ chối chuyển công việc là gì.
Tại khoản 4 Điều 29 có nêu: "4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."
Theo đó, khi nào NLĐ từ chối chuyển công việc quá 60 ngày thì mới áp dụng lương ngừng việc theo khoản 3 Điều 99.
Còn nếu trong thời gian 60 ngày thì như trên em đã phân tích, đó là bắt buộc, nếu NLĐ từ chối thì công ty và NLĐ có thể nghỉ không hưởng lương hoặc công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì NLĐ vắng mặt không có lý do chính đáng.