Công ty chứng khoán cho tổ chức khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh chứng khoán?

Chủ đề   RSS   
  • #610466 11/04/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Công ty chứng khoán cho tổ chức khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh chứng khoán?

    Theo pháp luật hiện hành, công ty chứng khoán có thể cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán hay không?

    Công ty chứng khoán có thể cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán hay không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 91 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:

    "Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình; không được sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán".

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty chứng khoán không được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.

    Ngoài ra, công ty chứng khoán phải thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình và không được sử dụng danh nghĩa tổ chức.

    Công ty chứng khoán có thể cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán hay không?

    Công ty chứng khoán có được mua cổ phần của một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam hay không?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán không được mua cổ phần của một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau thì công ty chứng khoán không được mua cổ phần của một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam:

    - Mua để thực hiện hợp nhất, sáp nhập;

    - Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

    Như vậy, công ty chứng khoán được mua cổ phần của một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam nếu mua để để thực hiện hợp nhất, sáp nhập; mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

    Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 89 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:

    "Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán."

    Như vậy, công ty chứng khoán có nghĩa vụ ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán.

    Bên cạnh đó, công ty chứng khoán phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:

    - Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.

    - Bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ thực hiện.

    - Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán.

    - Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

    - Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhưng không đầy đủ, chính xác.

    - Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng, chứng từ và phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty chứng khoán.

    - Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện công bố thông tin và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

    - Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.

    - Thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    - Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Tóm lại, công ty chứng khoán không được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.

     
    155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận