Công trường xây dựng không có biện pháp bảo đảm an toàn bị xử lý ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #598932 22/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1701 lần


    Công trường xây dựng không có biện pháp bảo đảm an toàn bị xử lý ra sao?

    Vừa qua, trường hợp bé trai ở Đồng Tháp bị rơi xuống trụ bê tông dẫn đến tử vong khiến dư luận vô cùng đau xót. Từ đó, nhiều người đặt ra trách nhiệm của công trường xây dựng khi không có biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh.

    Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, công trường đang xây dựng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Trả lời câu hỏi này, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, công trường đang xây dựng phải có các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người và thiệt hại về tài sản trong quá trình lao động.

    Nếu hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

    Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp khi không đảm bảo an toàn là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động:

    - Không xây dựng, ban hành hoặc không tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

    - Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

    Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Theo đó, đối với doanh nghiệp không tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

    Nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bao gồm gì?

    Tại khoản 3 Điều 76 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, theo đó kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;

    - Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

    - Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

    - Chăm sóc sức khỏe người lao động;

    - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

     
    314 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (25/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598971   23/02/2023

    Công trường xây dựng không có biện pháp bảo đảm an toàn bị xử lý ra sao?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình đòi hỏi sự phối hợp, trách nhiệm của rất nhiều các chủ thể liên quan, mỗi chủ thể sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng, phù hợp với chức năng, sao cho việc quản lý đạt được hiệu quả tốt nhất.

     
    Báo quản trị |