Công tác kiểm tra văn bản theo NĐ135/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #38433 08/08/2008

    huyd2p

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công tác kiểm tra văn bản theo NĐ135/NĐ-CP

    Kính chào!
    Hiện tôi mới được giao công việc kiểm tra văn bản QPPL theo NĐ 135/NĐ-CP. Tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, vì quả thực công tác này rất trừu tượng. Vậy làm thế nào tôi có thể phân biệt được đâu là văn bản QPPL, và ko phải văn bản QPPL?!
    Nghị quyết về quyết toán ngân sách năm; Nghị quyết về điều chỉnh dự toán thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm có được coi là NQQPPL theo NĐ 135 hay không?
    Xin trân trọng cảm ơn!
     
    6505 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #38434   09/08/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Sao thế nhỉ? Tôi vô cùng bất ngờ trước một câu hỏi của 1 người như bạn! Bất ngờ vì nhiều lẽ lắm!
     
    Báo quản trị |  
  • #38435   11/08/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Luật chỉ quy định việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật!

    Tôi không biết bạn học ngành gì? Nhưng lại được giao công việc kiểm tra văn bản?
    Tại điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

    "Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

    1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết ;

    Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;

    2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:

    a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

    b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

    c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

    d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

    3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:

    a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

    b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân."

    Theo quy định tại Điều 1 và Điều 26 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục I Thông tư số 01/2004/TT-BTP thì văn bản được kiểm tra bao gồm:

    - Văn bản quy phạm pháp luật:

    + Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

    + Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ;

    + Thông tư liên tịch giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;

    + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp;

    + Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

    Đối với loại văn bản này, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra có nghĩa vụ tiếp nhận, tổ chức việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành thuộc trách nhiệm kiểm tra của mình theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP.

    - Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản do cơ quan không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành (xem thêm câu 5).
    Loại văn bản này chỉ được tiến hành kiểm tra khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân (bao gồm cả việc cơ quan, người kiểm tra tự phát hiện ra những văn bản này trong quá trình hoạt động nghiệp vụ).

     
    Báo quản trị |  
  • #38436   11/08/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo thông tin cá nhân thì bạn này đã tốt nghiệp ĐH luật. Vậy chẳng lẽ cử nhân luật mà lại không biết đâu là văn bản QPPL?  

    "Vậy làm thế nào tôi có thể phân biệt được đâu là văn bản QPPL, và ko phải văn bản QPPL?!

    Nghị quyết về quyết toán ngân sách năm; Nghị quyết về điều chỉnh dự toán thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm có được coi là NQQPPL theo NĐ 135 hay không?"

    Và, nếu quả thực bạn này không biết gì về văn bản QPPL thì sao cơ quan lại phân công bạn đi ... kiểm tra văn bản QPPL nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #38437   12/08/2008

    huyd2p
    huyd2p

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cử nhân luật không có nghĩa là biết tất cả!

        Trước tiên tôi chân thành cảm ơn các thành viên đã tham gia và góp ý rất đỗi chân thành(tuy hơi cực đoan)!
        Kiểm tra văn bản QPPL là một nhiệm vụ mới được chuyển giao từ Viện kiểm sát nhân dân sang hệ thống cơ quan hành pháp; kiểm tra văn bản QPPL là một công việc mới mẻ, tuy nhiên đây lại là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Hiện nay công tác KTVB gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các văn bản PL điều chỉnh (chi tiết, cụ thể).
        Bạn nói đúng, một Cử nhân luật lại hỏi thế nào là VBQPPL! Nhưng bạn biết đấy, nếu định nghĩa thế nào là VBQPPL thì ko cần phải ngồi 4 năm trên giảng đường đại học làm gì! Bởi một anh bạn xe ôm nào đó cầm một văn bản luật đọc cũng có thể định nghĩa được một cách trôi chảy! Nếu như vậy thì còn gì phải bàn nữa?!
        Tham gia diễn đàn, nhất là diễn đàn về pháp luật mọi vấn đề đều là mới mẻ, ai cũng biết rằng từ pháp luật đi vào thực tiễn là một vấn đề không nhỏ. Hơn nữa, pháp luật là kiến trúc thượng tầng, pháp luật luôn luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Mong các thành viên tiếp tục tham gia ý kiến quý giá của mình cho chủ đề "đã cũ" của tôi, chúng ta hãy đóng vai trò là những chuyên gia xây dựng, giám sát trong lĩnh vực pháp luật!
        Trân trọng cảm ơn các thành viên, chúc mọi người thành công!
    D2P
     
    Báo quản trị |