công pháp quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #139621 13/10/2011

    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    công pháp quốc tế

    Mình có 1 tình huống liên quan đến công pháp quốc tế mong mọi ng giúp đỡ giải đáp
           "X là một bang của liên bang Y. năm 1982 X có kí hiệp định với quốc gia A về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới. tuy nhiên cuối năm 1982 liên bang Y gửi công hàm cho A khẳng định việc kí kết hiệp định ko đúng thẩm quyền vì vậy hiệ định vô hiệu.
        tuy nhiên, X khẳng định mình có đủ thẩm quyền để kí kết vì theo quy định của hiến pháp liên bang "các bang thuộc liên bang cí thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch"
       Xác định hiệu lực của hệp định giữa X và quốc gia A? Cơ sở của việc xác định đó"
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 13/10/2011 10:43:10 CH sửa lỗi in đậm toàn bài
     
    20518 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #139636   14/10/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    chào bạn!
    theo quy định của luật quốc tế thì X không phải là chủ thể của luật quốc tế cho nên X không có quyền tham gia vào các quy định của luật quốc tế. như vậy việc X ký kết với 1 quốc gia khác về một vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế là không đúng. về lý do X đưa ra thì hiến pháp liên bang Y chỉ là luật nội của quốc gia liên bang Y mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #139730   14/10/2011

    vxt_ftu
    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    Mình nghĩ, thứ nhất, đâu chỉ các chủ thể của Luật quốc tế mới đc quyền kí kết các thoản thuận quốc tế
    thứ hai, mình nghĩ nd hiejep định này đâu nhắc đến sự điều chỉnh của luật quốc tế?
     
    Báo quản trị |  
  • #139954   14/10/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    chào bạn!
    thế ngoài những chủ thể của luật quốc tế tham gia vào việc lập nên pháp luật quốc tế còn có chủ thể mới tham gia ah. cả cái thứ hai nữa hai chủ thể của luật quốc tế ký với nhau về đường biên giới quốc gia mà không phải là luật quốc tế (giả sử như vậy) thì luật quốc tế là cái gì vậy bạn .
    bạn nên đọc qua chương 1, 2,3, giáo trình luật quốc tế - trường ĐH luật hà nội nhé. bạn sai rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #140032   15/10/2011

    vxt_ftu
    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    uh, có lẽ bạn hơi nhầm lẫn giữa thỏa thuận quốc tế vá pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế là thỏa thuận quốc tế, nhưng 1 thỏa thuận quốc tế ko phải luôn là pháp luật quốc tế bạn ạh.
    hơn nữa, nếu bạn có tg có thể đọc lại hộ mình đề đc ko? Đây ko phải là hiệp định về đường biên giới quốc gia mà chri là phân định vùng đánh cá và khai thác du lịch bạn ạh.
    Chúc bạn ngày vui vẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #143088   26/10/2011

    LyLy0391
    LyLy0391

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề ta cần xem xét ở đây là cái hiệp định về p#edf5f6;">hân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới có pải là thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp giao thông và du lịch ko?
    nếu thuộc thì có hiệu lực mà ko thì ko có hiệu lực
    phân đih vùng đánh bắt cá nhưng lại trên sông biên giới mới mệt chứ

     
    Báo quản trị |  
  • #143104   26/10/2011

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình cũng đang làm đề này nên mạn phép tham gia đóng góp ý kiến chút. Theo mình vấn đề trước mắt là cần xác định Hiệp định trên là một Điều ước Quốc tế hay chỉ là một thỏa thuận có tính quốc tế. Nhưng nếu mình không nhầm thì Hiệp định luôn là Điều ước Quốc tế thì phải
     
    Báo quản trị |  
  • #143118   26/10/2011

    vxt_ftu
    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    uhm, mình cũng nghĩ như Trangtooc nhưng chưa tìm đc căn cứ pháp lý. hix. hơn nữa vd pháp lí về sông biên giới, ko biết đây có phải là sông quốc tế ko, nếu thế thì chủ thể kí kết sẽ khác
     
    Báo quản trị |  
  • #143433   27/10/2011

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    cảm ơn vxt_ftu đã đồng ý với mình. Mình thấy trong giáo trình có viết là "chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào quy định về tên gọi của các điều ước quốc tế", do đó mình nghĩ căn cứ pháp lí của việc "hiệp định chắc chắn là một điều ước quốc tế " là ko có. Còn về vấn đề chủ thể có thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế, mình thắc mắc là một bang của liên bang liệu có phải chủ thể đặc biệt của luật quốc tế không?
     
    Báo quản trị |  
  • #143937   29/10/2011

    Mình đang có thắc mắc là X có thẩm quyền kí Hiệp định này không, vì hiệp định thường là điều ước quốc tế mà điều ước quốc tế thì chỉ  có chủ thể của luật quốc tế mới có thẩm quyền kí kết?
     
    Báo quản trị |  
  • #143960   29/10/2011

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    như mình đã nói căn cứ pháp lý để khảng định Hiệp định là Điều ước quốc tế chứ không phải là Thỏa thuận quốc tế là không có. cái đó chỉ là do chúng ta thường thấy mà thôi. Còn X - chỉ là một bang - thì theo mình không phải là chủ thể của luật Quốc tế (nhưng cũng như ý kiến trên, cái này mình không dám chắc lắm). Nếu bạn nào tìm được căn cứ pháp lý chứng minh hai quan điểm trên thì tốt quá.
    Nếu đúng X không phải là chủ thể của luật quốc tế thì cho dù Hiến pháp liên bang có quy định cho phép X kí kết điều ước quốc tế đi chăng nữa thì theo luật quốc tế X cũng không có thẩm quyền. Nhận định đó đúng hay sai vậy????????????????
     
    Báo quản trị |  
  • #143979   29/10/2011

    Nếu chứng minh đc 2 điều trên thì theo tớ nhận định đó là đúng. đề này khó hiểu quá đi :((
     
    Báo quản trị |  
  • #144472   01/11/2011

    hluhlu
    hluhlu

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    1 bang thuộc liên bang có phải là 1 quoc gia ko nhi?
     
    Báo quản trị |  
  • #144563   01/11/2011

    luanvivan
    luanvivan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    bang là bang ko thể là quốc gia, đọc lại giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới đi nhá
     
    Báo quản trị |  
  • #144695   01/11/2011

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    mình cũng nghĩ như luanvivan. Theo ý kiến của mình thì do Hiệp định này đề cập đến sông biên giới do đó 1 bang không thể quyết định được, hay nói cách khác là phải là quốc gia mới có thẩm quyền kí kết Hiệp định này 
     
    Báo quản trị |  
  • #144626   01/11/2011

    hienlaw
    hienlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cùng thảo luận giúp mình về tình huống công pháp quốc tế

     

    Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X, Y, Z, Beta và Gamma. Tháng 12/1945 ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và kí Hiệp định về thành lập liên bang Anpha  gồm ba bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha.

         Tháng 9/1980, bang X kí kết hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Beta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Beta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 15/02/1981.

         Tháng 2/1981, Anpha gửi công hàm cho Beta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của luật quốc tế. Tuy nhiên, Beta khẳng định X kí kết hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền kí kết hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “ các bang thuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”.

          Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?

     Mình đang làm đề này, nhưng mà bế tắc quá, mọi người cùng bàn luận giúp mình với nha

     
    Báo quản trị |  
  • #144697   01/11/2011

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    bọn tớ cũng đang thảo luận về đề này, cậu có thể tham khảo thêm ở chủ đề "công pháp quốc tế" cũng trong phòng sinh viên luật. Nhưng đề này khó lắm bọn tớ cũng chưa tìm ra câu trả lời đâu
     
    Báo quản trị |  
  • #144724   01/11/2011

    hienlaw
    hienlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sáng mai có giờ tư vấn của các thầy cô đấy, các cậu có đi ko??

     
    Báo quản trị |  
  • #144728   01/11/2011

    chip_koi
    chip_koi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    mình cũng làm đề này mà chưa tìm được ra hướng. khó thật đấy :(
     
    Báo quản trị |  
  • #144735   01/11/2011

    chip_koi
    chip_koi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần



    về 2 vấn đề mà bạn trangtooc nói thì mình có suy nghĩ như thế này:

    thứ nhất, theo điểm a, khoản 1, Điều 2 Công ước Viên 1969 thì: "Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì". như vậy theo mình nghĩ Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki này là 1 văn bản pháp luật quốc tế, và nó cũng chính là điều ước quốc tế.

    thứ hai, các chủ thể của luật quốc tế bao gồm: quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt. ở đây X chỉ là 1 bang của quốc gia liên bang Anpha, như vậy nó chắc chắn không phải là chủ thể của luật quốc tế. hơn nữa, xét đến thẩm quyền kí kết các điều ước quốc tế thì thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế là của quốc gia, ngoài ra thì còn có một số trường hợp thực hiện thẩm quyền kí kết khác như là quốc gia đại diện cho quốc gia khác, hoặc là quốc gia ủy quyền cho một tổ chức quốc tế. X là 1 bang của 1 quốc gia nên ko thể thực hiện quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đc.

    Mình mới chỉ có hướng suy nghĩ thế này, mong mọi người cùng góp ý thêm!
     
    Báo quản trị |  
  • #144744   02/11/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    chào các bạn!
    mình có một số ý kiến nhở như sau: 
    1 bang của một quốc gia dù gì đi nữa cũng không phải là chủ thể của LQT, việc hiến pháp liên bang quy định các bang có đầy đủ tư cách để ký kết các DUQT là sai với bản chất của LQT (được ký kết song phương hoặc đa phương với các chủ thể của LQT).như vậy ở đây có xung đột pháp luật giưa luật quốc gia và luật quốc tế. và người ta xẽ ưu tiên sử dụng LQT. 
     
    Báo quản trị |