Công pháp quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #311396 26/02/2014

    phapche_hangha

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 2 lần


    Công pháp quốc tế

    Bạn sinh viên nào có thắc mắc về lý thuyết, tình huống của môn Công pháp quốc tế thì vào đây nhé :)

     
    34556 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phapche_hangha vì bài viết hữu ích
    tcbamc.ho (09/08/2018) hongngochlu13 (07/04/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #292290   19/10/2013

    chuppi
    chuppi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRÊN BIỂN

    anh chị có thể tư vấn giúp e vấn đề này được không ạ?

    Nếu một tàu của quốc gia A mà truy đuổi tàu thương mại treo cờ của quốc gia B do hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp trên vùng lãnh hải, trong quá trình truy đuổi, tàu B đâm vào công trình nhân tạo trên biển của quốc gia C đặt tại vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia A làm công trình này bị hư hỏng nặng.
    anh, chị có thể giúp em giải quyết vấn đề là quốc gia nào có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va của tàu thương mại của quốc gia B vào công trình nhân tạo trên biển. và cơ sở cho việc giả quyết này có được quy định cụ thể tại văn bản pháp lí nào không ạ
    em xin cảm ơn!

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 17/11/2013 03:26:43 CH sửa cỡ font
     
    Báo quản trị |  
  • #287388   21/09/2013

    nhungpu212
    nhungpu212

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân tích thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam?

    Các bạn học môn công pháp quốc tế và tìm hiểu về vấn đề luật biển quốc tế có kinh nghiệm gì về vấn đề này chia sẻ cho em với ạ! Cảm ơn mn nhiều :D


    "Phân tích thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam"

    Em gặp khó khăn ở việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng thông qua các ví dụ, vụ áp tranh chấp biển VN, tìm hiểu trên các trang mạng thì hầu như khó chọn lọc vì em không biết nội dung nào là chính thống, hay chỉ là ý kiến cá nhân của người viết, vì vấn đề này cũng khá là nhạy cảm nên hầu như khó có thể tìm thấy các ví dụ T__T


    Mong mn đọc và giúp đỡ em với ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #285830   12/09/2013

    luckybabi179
    luckybabi179

    Female
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Quốc tế - Mọi người giúp em với!

    Hai quốc gia A và B đã kí một điều ước quốc tế trong đó có điều khoản quy định các bên sẽ hỗ trợ nhau bằng tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm cả các biện pháp và lực lượng quân sự nếu một bên bị tấn công vũ trang hoặc bị các nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc gia. Trong một lần đi tuần tra ở khu vực biển thuộc chủ quyền của mình, tàu hải quân của A đã bị tàu quân sự của C tấn công làm chìm tàu và các thành viên trên tàu hầu hết đều  bị chết hoặc bị thương. Đáp trả hành động của C, A đã điều động các phương tiện quân sự, cùng với sự hỗ trợ của các máy bay và tàu chiến của B tấn công vào cảng biển thương mại của C, phá hủy cơ sở hạ tầng ở đó, làm chết rất nhiều dân thường. Hãy cho biết:

    1. Điều ước quốc tế có điều khoản như trên giữa A và B có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
    2. Xác định tính hợp pháp của các hành vi do A, B, C thực hiện, cụ thể, hành vi C tấn công tàu hải quân của A; hành vi A tấn công vào cảng biển thương mại của C và hành vi hỗ trợ tấn công của B? Vì sao?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luckybabi179 vì bài viết hữu ích
    chanhsan.hlu (18/09/2013)
  • #285807   12/09/2013

    nguyenquyvo1
    nguyenquyvo1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công pháp

    xin luật sư tư vấn cách giải quyết tình huống sau ạ:

    Nhằm tăng cường hợp tác quân sự, hai quốc gia Pana và Gite đã kí kết một điều ước quốc tế trong đó có điều khoản quy định các bên sẽ hỗ trợ nhau bằng tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm cả các biện pháp và lực lượng quân sự nếu một bên bị tấn công vũ trang hoặc bị các nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc gia. Trong một lần đi tuần tra ở khu vực biển thuộc chủ quyền của mình, tàu hải quân của Pana đã bị tàu quân sự của Lesy tấn công làm chìm tàu và các thành viên trên tàu hầu hết đều bị chết hoặc bị thương. Đáp trả hành động của Lesy, Pana đã điều động các phương tiện quân sự, cùng với sự hỗ trợ của các máy bay và tàu chiến của Gite tấn công vào cảng biển thương mại của Lesy, phá hủy cơ sở hạ tầng ở đó, làm chết rất nhiều dân thường. Hãy cho biết:

     -  Điều ước quốc tế có điều khoản như trên giữa Pana và Gite có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?

     -  Xác định tính hợp pháp của các hành vi hỗ trợ tấn công của Gite? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #311861   01/03/2014

    phapche_hangha
    phapche_hangha

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 2 lần


    nguyenquyvo1, luckybabi179, Gợi ý 2 bạn:

    1. Điều ước quốc tế như trên giữa 02 quốc gia là phù hợp với luật quốc tế, trong phạm vi tự vệ tập thể. Các bạn lưu ý ngoại lệ của nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhé!

    2. Hành vi của A, B (tấn công vào cảng biển thương mại, phá hủy cơ sở hạ tầng, làm chết dân thường) là không hợp pháp vì vượt quá giới hạn tự vệ, vi phạm nguyên tắc hành động tự vệ tương xứng với hành vi vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #317078   07/04/2014

    hongngochlu13
    hongngochlu13

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Anh ơi anh có thể giúp em tình huống này được không ạ? Em xin cam on a :(

    Ngày 1/2/2010 quốc gia A đưa ra thông báo về việc đình chỉ tạm thời hoạt động của tất cả tàu thuyền nước ngoài trên 3 tuyến đường biển X,Y,Z trong lãnh hải của quốc gia A trong 2 ngày 14 và 15/2/2010. Lý do tạm đình chỉ được quốc gia A nêu rõ trong thông báo là để tiến hành tập trận chung giữa A va các quốc gia trong khu vực . Ngày 7/2/2010, A nhận được công hàm của hai quốc gia láng giềng là B và C đề nghị A cho phép các tàu quân sự của hai quốc gia này đi qua lãnh hải và đặc quyền kinh tế của A để đi ra biển cả trong hai ngày 14 và 15/2/2010. Ngày 13/2/2010, A gửi công hàm cho B và C chấp thuận cho tàu quân sự của B và C được đi qua lãnh hải của A trong thời gian trên theo tuyến đường Z . đồng thời cũng yêu cầu tàu thuyền của các quốc gia B và C phải tuân thủ các quy định về đi qua không gây hại theo quy định của Công ước Luật biển 1982 Hãy cho biết:

    1, Nội dung thông báo ngày 1/2/2010 của quốc gia A có hợp pháp không? Giải thích tại sao?

    2, Hành vi của A cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải trong 2 ngày 14 và 15/2/2010 có hợp pháp không? Giải thích tại sao?  

     
    Báo quản trị |  
  • #361225   06/12/2014

    phuthuy052000
    phuthuy052000

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    hongngochlu13 viết:

    Anh ơi anh có thể giúp em tình huống này được không ạ? Em xin cam on a :(

    Ngày 1/2/2010 quốc gia A đưa ra thông báo về việc đình chỉ tạm thời hoạt động của tất cả tàu thuyền nước ngoài trên 3 tuyến đường biển X,Y,Z trong lãnh hải của quốc gia A trong 2 ngày 14 và 15/2/2010. Lý do tạm đình chỉ được quốc gia A nêu rõ trong thông báo là để tiến hành tập trận chung giữa A va các quốc gia trong khu vực . Ngày 7/2/2010, A nhận được công hàm của hai quốc gia láng giềng là B và C đề nghị A cho phép các tàu quân sự của hai quốc gia này đi qua lãnh hải và đặc quyền kinh tế của A để đi ra biển cả trong hai ngày 14 và 15/2/2010. Ngày 13/2/2010, A gửi công hàm cho B và C chấp thuận cho tàu quân sự của B và C được đi qua lãnh hải của A trong thời gian trên theo tuyến đường Z . đồng thời cũng yêu cầu tàu thuyền của các quốc gia B và C phải tuân thủ các quy định về đi qua không gây hại theo quy định của Công ước Luật biển 1982 Hãy cho biết:

    1, Nội dung thông báo ngày 1/2/2010 của quốc gia A có hợp pháp không? Giải thích tại sao?

    2, Hành vi của A cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải trong 2 ngày 14 và 15/2/2010 có hợp pháp không? Giải thích tại sao?  

    2 bạn, :) theo quy định của công ước biển tại điều 25 thì quốc gia A được tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình, tuy nhiên, tại khoản 3, có nói " nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lí hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài", nên theo mình nghĩ, việc quốc gia A chỉ cho tàu quân sự của B,C đi qua tuyến Z là sai.

    Đời thay đổi khi ta thay đôi - Thay đổi để tồn tại

     
    Báo quản trị |  
  • #317706   10/04/2014

    hongngochlu13
    hongngochlu13

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    thai_thien_anh: Anh ơi em có thể tự trả lời dc 2 câu hỏi của tình huống em nêu trên, cả 2 th đều hợp pháp. nhưng em muốn hỏi 1 chút về hướng đi, hướng giải quyết tại sao? của vấn đề. Anh có thể chỉ hướng giải thích cho em dc ko ạ? Em chủ yếu đang xem công ước luật biển năm 82, nhưng giải thích còn khá mông lung :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongngochlu13 vì bài viết hữu ích
    luminhdinh1981.ht@gmail.com (30/08/2020)
  • #320353   24/04/2014

    MaiAnhBao007
    MaiAnhBao007

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư có thể tư vấn giúp e đề này đc k ạ.e chưa biết định hướng như thế nào.e cảm ơn nhiều lắm.

    Phân tích quá trình Việt Nam ký kết và thực hện một số hiệp định song phương về tương trợ tư pháp

    Chọn  hai hoặc ba hiệp định để phân tích

     
    Báo quản trị |  
  • #361215   06/12/2014

    phuthuy052000
    phuthuy052000

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn chuppi Theo quy định cuả công ước biển thì quốc gia A được quyền truy đuổi cho đến khi vào vùng lãnh hải của nước khác nhé b, vì vậy quyền tài phán khi tàu của quốc gia B đâm phải công trình nhân tạo của quốc gia C đặt tại vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia A thuộc về quốc gia A. :) 

    Cập nhật bởi phuthuy052000 ngày 06/12/2014 04:00:55 CH

    Đời thay đổi khi ta thay đôi - Thay đổi để tồn tại

     
    Báo quản trị |  
  • #407540   23/11/2015

    bigbin1102
    bigbin1102

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Ace giúp mình với

     

    Câu 1" Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

    1. Mọi hành vi của các chủ thể Luật quốc tế nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đều bị coi là bất hợp pháp.

    2. Đãi ngộ tối hệu quốc là chế độ pháp lý xác địnhcho công dân nước ngoài được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ngang bằng với công dân của quốc gia sở tại.

    3. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hướng các quyền tự do hằng hải và hàng không, tự do đặt dây cáp và ống ngầm.

    Câu 2

    So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự theo quy định của Công ước  Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #407547   23/11/2015

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


     

    bigbin1102 viết:

     

    Ace giúp mình với

     

    Câu 1" Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

    1. Mọi hành vi của các chủ thể Luật quốc tế nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đều bị coi là bất hợp pháp.

    2. Đãi ngộ tối hệu quốc là chế độ pháp lý xác địnhcho công dân nước ngoài được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ngang bằng với công dân của quốc gia sở tại.

    3. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hướng các quyền tự do hằng hải và hàng không, tự do đặt dây cáp và ống ngầm.

    Câu 2

    So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự theo quy định của Công ước  Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.

     

     

     

    1 sai: Nguyên tắc này cũng có ngoại lệ bạn đọc ddiefu 39; 40; 41; 42 Hiến chương liên hợp quốc hoặc trang 48-50 giáo trình Công pháp quốc tế

    2 sai, chế độ này dành cho công dân nước ngoài những quyền mà nước sở tại dành cho công dân nước thứ ba

    3 đúng; đọc điều 58 Công ước luật biển thì phải, hoặc giáo trình Công pháp QT nxb Đại học Vinh

    Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 23/11/2015 11:15:24 CH

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #407593   24/11/2015

    Codaii
    Codaii

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh, chị cho em hỏi mấy câu này :) 

    1. ngoài những quyền năng phái sinh tổ chức quốc tế liên chính phủ còn quyền năng gì nữa không ? 

    2. Danh sách các công việc là công việc nội bộ của quốc gia trước chiến tranh lạnh và sau chiến tranh lạnh là những công việc gì ? 

    3. Tại sao không được dẫn độ tội phạm chính trị

     
    Báo quản trị |  
  • #502768   21/09/2018

    Cho em hỏi với đề bài này thì ta nên trình bày những ý nào ạ? 

    Bình luận về nhận định: “điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luật quốc tế”

    Em xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #517021   20/04/2019

    Linhshinto
    Linhshinto

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho e hỏi tình huống này với ạ

    X lả công dân của quốc gia A và đang bị cơ quan có thẩm quyền nước này truy tố về tội giết người. Trong thời gian toà án của quốc gia A chuẩn bị mở phiên toà xét xử hành vi của X, X đã trốn sang quốc gia B. Nhận được thông tin về việc X đang trốn tại một thành phố của quốc gia B, A đã gửi cho quốc gia B yêu cầu dẫn đỗ về quốc gia A để toà này xét xử: a. Cơ sở pháp lý nào để quốc gia B tiến hành dẫn độ X theo yêu cầu của quốc gia A b. Giả sử có đầy đủ cơ sở pháp lý để dẫn độ tội phạm nhưng hành vi của X theo luật hình sự của quốc gia B là cố ý gây thương tích trong khi luật hình sự của quốc gia A là giết người. Hỏi B có thể từ chối yêu cầu dẫn độ k. Vì sao
     
    Báo quản trị |