cong phap.

Chủ đề   RSS   
  • #166791 21/02/2012

    phuonghlu202

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    cong phap.

    Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của nước CHXHCNVN có đoạn:" chúng ta lâm thời chính phủ của nước VN mới, đại biểu cho toàn dân VN, tuyên bố thoát ly hẳn qua hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước VN, xóa bỏ mọi đặc quyền của P trên đất nước VN". Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn tôn trọng và thực hiện hiệp ước Pháp- Thanh năm 1887 về hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt nam và Trung Quốc khi 2 nước ký hiệp ước mới về biên giới trên bộ 30/12/1999.
     - Hãy cho biết vấn đề pháp lý QT nào được đặt ra trong tình huống trên?

    mọi người hãy cho mình ý kiến vs nhe, minh lam bai nay nhug van chua hieu lam
     
    5620 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #167244   22/02/2012

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn!
    Bài này không hề khó. Vấn đề pháp lí mà nó đề cập chính là vấn đề hiệu lực của điều ước quốc tế khi có sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của các bên chủ thể. Nói cách khác mình phải chỉ ra hiệu lực của điều ước Pháp - Thanh còn hay mất, hay bị đình chỉ khi Pháp rút lui, Việt Nam độc lập, hoàn cảnh đã thay đổi.
    Bạn xem Điều 62 công ước Viên năm 1969 nhé!
    Chúc bạn làm bài tốt!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #167767   24/02/2012

    ngoc_minh_hn
    ngoc_minh_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình vấn đề pháp lí đặt ra ở đây là kế thừa quốc gia và hiệu lực của điều ước quốc tế trong kế thừa quốc gia (đối với quốc gia mới hình thành do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc). VIệc VN tuyên bố độc lập có liên quan đến vấn đề công nhận không nhỉ (nó liên quan đến thuyết tuyên bố, mà thuyết tuyên bố liên quan đến vấn đề công nhận)
     
    Báo quản trị |  
  • #169043   28/02/2012

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    ngoc_minh_hn viết:
    theo mình vấn đề pháp lí đặt ra ở đây là kế thừa quốc gia và hiệu lực của điều ước quốc tế trong kế thừa quốc gia (đối với quốc gia mới hình thành do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc). VIệc VN tuyên bố độc lập có liên quan đến vấn đề công nhận không nhỉ (nó liên quan đến thuyết tuyên bố, mà thuyết tuyên bố liên quan đến vấn đề công nhận)

    Mình hiểu ý bạn!
    Mình đã trích dẫn ra là vấn đề nằm trong phần hiệu lực của điều ước khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh. Được chứ?

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #169046   28/02/2012

    ngoc_minh_hn
    ngoc_minh_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ok. Nhưng sao lại là trích dẫn điều 62 công ước viên năm 1969 nhỉ. VN thực hiện hiệp ước biên giới từ sau năm 1945, tức là trước khi có điều ước quốc tế. Có mâu thuẫn không hả bạn. Mình đang thắc mắc cái này
     
    Báo quản trị |  
  • #169053   29/02/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Thảo luận chung với mấy bạn nhé:
    Vì đây là tình huống Luật Quốc Tế ,nên bạn buihuyen tb đã viện dẫn"Công Ước Viên Luật Điều Ước Quốc Tế"
    tại điều 62 nêu rõ lý do về hoàn cảnh,và hiệu lực pháp lý hiện hành,

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #169117   29/02/2012

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn!
    Mình cảm thấy bạn viết thiếu đúng không vì chưa rõ ý. Đúng là sau khi bạn minh_ngoc_hn nói thì mình đã thấy thiếu sót ở chỗ mình không để ý thời gian. Công ước thì năm 1969 còn Vietnam bắt đầu kế thừa hiệu lực của công ước thì từ năm 1945. Vậy mình không biết viện dẫn công ước ra đời sau như thế này là không ổn.
    Chắc là người ta giữ cái hiệu lực công ước về biên giới trước khi công ước ra đời theo tập quán quôc tế. Mình nghĩ vậy.
    Mong các bạn góp ý thêm. Cảm ơn bạn minh_ngoc_hn,mình đã chủ quan

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #169143   29/02/2012

    phuonghlu202
    phuonghlu202

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy có nghĩa là ko thể dùng Điều 62 Công ước viên 1969 để viện dẫn?
     
    Báo quản trị |  
  • #169263   29/02/2012

    ngoc_minh_hn
    ngoc_minh_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đúng rồi, không dùng điều ước quốc tế bạn ạ. Ở đây dùng tập quán quốc tế là chuẩn nhất. Mà, điều ước quốc tế cũng là pháp điển hóa tập quán quốc tế, nên nội dung nó không khác nhau, bạn phuonghlu202 nhỉ
     
    Báo quản trị |