[Công dân được làm những gì pháp luật không cấm]
Căn cứ Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013
Trích dẫn: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".
Ở đây, "được làm" được hiểu là quyền được thực hiện một hoặc nhiều hoạt động theo ý chí, mong muốn.
Và theo quy phạm pháp luật được viện dẫn về quyền con người và quyền công dân, quyền của hai đối tượng này duy và chỉ duy bị hạn chế bởi quy định của pháp luật; mà pháp luật cũng chỉ được phép hạn chế quyền của hai đối tượng này trong trường hợp vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
Thế nên một khi pháp luật "vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng" thực hiện hạn chế quyền của hai đối tượng trên, thì cũng đồng nghĩa là pháp luật đã thực hiện hành động, chức năng cũng như sứ mệnh của nó, chính là thữ hiện sự hạn chế dựa trên sức mạnh uy quyền của Nhà nước, hay nói cách khác là [cấm] các đối tượng này lạm dụng quyền gây ảnh hưởng đến những đối tượng mà Nhà nước có nhiệm vụ, nghĩa vụ bắt buộc phải bảo vệ kể trên.
Thế nên, đó là lý do mà Công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.
[Cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép]
Căn cứ Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013
Trích dẫn: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật".
Cơ quan công quyền là một cách gọi khác của Cơ quan mang quyền lực nhà nước, là một thành phần của Nhà nước, cũng đồng nghĩa sẽ chịu những điều chỉnh tương tự như Nhà nước.
Mà căn cứ theo Hiến pháp, Nhà nước chỉ được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; cũng đồng nghĩa, cơ quan công quyền cũng không thể không nằm trong giới hạn thiết lập ra này. Khi và chỉ khi nào Hiến pháp và pháp luật thiết lập ra những giới hạn, những nhiệm vụ, quyền hạn, những hoạt động cho Nhà nước; thì Nhà nước, hay các cơ quan công quyền này mới được phép thực thi, hoạt động dựa theo.
Vậy nên, thành ra, Cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Tổng kết lại, đúc kết ra kết luận, [Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép] hoàn toàn được ghi nhận tại chính Hiến pháp, cụ thể là bản Hiến pháp ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Còn về vấn đề nguyên do dẫn đến Hiến pháp ghi nhận hai vấn đề này, thì lại là chuyện riêng của ngàng lập pháp, mà ta sẽ bàn ở một chủ đề thảo luận khác.
Hy vọng câu trả lời này đã thỏa đáng./.
Ceton PJokers