"Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép" là được viện dẫn từ đâu, luật nào?

Chủ đề   RSS   
  • #243138 02/02/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép" là được viện dẫn từ đâu, luật nào?

    Em có thắc mắc là thấy ai ai cũng nói, cũng hô hào rằng: Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Nhưng khi tra các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các Bộ luật, rồi Luật cụ thể cũng chưa thấy chỗ nào có ghi đại loại ý trên nên em post lên hỏi các bạn rằng tại văn bản nào quy định hay nêu lên dù chỉ là tinh thần của nội dung trên. Em biết ơn rất là nhiều nha!:">

     
    85529 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    thuydungle (13/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #243342   04/02/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo mình thì không có điều luật cụ thể viện dẫn cho thắc mắc của bạn.

    Tuy nhiên có thể giải thích câu nói này dựa trên các căn cứ sau:

    "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm" Dựa trên cơ sở là pháp luật cấm cái gì thì không được làm cái đấy, ngược lại thì không cấm cái gì thì được làm cái đấy.

    Nếu ai đó lập luận là pháp luật cho phép cái gì thì mới được làm cái đấy thì đấy là ngụy biện, vì một điều hiển nhiên là pháp luật không thể điều chỉnh hết các mặt của đời sống xã hội, nên nếu cho cái gì mới được làm cái đấy là không hợp lý. Ngoài ra, việc cho gì - làm đấy còn hạn chế các quyền con người mà VN đang hiểu thành quyền công dân theo HP 1992.

    Cơ quan công quyền (hay là cán bộ công chức) chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Dựa trên cơ sở pháp lý là các luật riêng điều chỉnh hoạt động của cơ quan nhà nước hay luật cán bộ cán bộ công chức. Các đối tượng trên chỉ được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà các luật này đã quy định.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #243350   04/02/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tôi đồng ý cách giải thích của boyluat!

    Xin có ý kiến riêng một chút:

    Nói chính xác thì trong mỗi văn bản, mỗi điều luật đều quy định vấn đế mà bạn anhminhnguyen hỏi. Đọc kỹ và lọc chất sẽ hiểu cách điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.

    Mặc dù vậy, còn một số ngoại lệ, có những trường hợp luật không cấm, nhưng nếu đã có quy định khuôn khổ thì người dân vẫn thực hiện trong khuôn khổ đó. Ví dụ vấn đề tự do ngôn luận chẳng hạn, không có nghĩa là thích nói gì thì nói.

    Cơ quan nhà nước, cán bộ công chức cũng thế, được làm những gì luật quy định, ở đây hiểu là việc công. Còn việc riêng, họ vẫn là một công dân. Mặc dù vậy, vẫn có ngoại lệ riêng của nó. Như trường hợp pháp luật có quy định, nhưng là quy định mở  và nó hợp lý với từng địa phương. Ví dụ, khi đăng ký kinh doanh, ngoài các thủ tục theo quy định tại TT 14 và NĐ 43, có thể địa phương sẽ yêu cầu cung cấp thêm giấy xác nhận địa chỉ trụ sở, đây là yêu cầu hợp lý trong tình cảnh doanh nghiệp ma mọc ra đầy rẩy. Hoặc dễ hiểu hơn, đó là vấn đề công khai tài chính của CBCC, không có nghĩa là lôi hết tài sản trong nhà ra để ở đường cho người khác xem...

    Nhiều lời chút :~

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #243428   04/02/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng pháp luật của một nhà nước pháp quyền. Nếu quốc gia nào muốn đưa nguyên tắc này vào thì chỉ có thể đưa vào Hiến Pháp.

    Ở VN vì nguyên tắc này chưa được minh định trong Hiến Pháp nên đôi khi vẫn còn cãi nhau chí chóe khi diễn giải và áp dụng các văn bản pháp luật cụ thể. Rõ thấy nhất đó là các quyền của công dân mà pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Khi đó công dân được thực hiện quyền của mình hay không? Bên ủng hộ nguyên tắc này thì bảo vì pháp luật không cấm nên công dân được phép làm. Bên chưa đồng ý thì bảo công dân chỉ được làm khi có quy định pháp luật cụ thể.

    Đến khi nào bạn thấy VN đưa nguyên tắc này vào trong Hiến Pháp thì khi đó bạn có thể vui mừng là VN đã tương đối hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, còn bây giờ thì

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #243473   04/02/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Unjustice viết:

    Chào bạn,

    Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng pháp luật của một nhà nước pháp quyền. Nếu quốc gia nào muốn đưa nguyên tắc này vào thì chỉ có thể đưa vào Hiến Pháp.

    Ở VN vì nguyên tắc này chưa được minh định trong Hiến Pháp nên đôi khi vẫn còn cãi nhau chí chóe khi diễn giải và áp dụng các văn bản pháp luật cụ thể. Rõ thấy nhất đó là các quyền của công dân mà pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Khi đó công dân được thực hiện quyền của mình hay không? Bên ủng hộ nguyên tắc này thì bảo vì pháp luật không cấm nên công dân được phép làm. Bên chưa đồng ý thì bảo công dân chỉ được làm khi có quy định pháp luật cụ thể.

    Đến khi nào bạn thấy VN đưa nguyên tắc này vào trong Hiến Pháp thì khi đó bạn có thể vui mừng là VN đã tương đối hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, còn bây giờ thì

    Sao anh Hải không qua bên mục Tổng hợp ý kiến thành viên Dân Luật về sửa đổi Hiến pháp mà kiến nghị đưa điều này vào ta?

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (05/02/2013)
  • #272137   27/06/2013

    Thưa diễn đàn, liệu với Điều 4 Bộ luật dân sự 2005 thì có được coi là nguyên tắc được luật hóa không?

    "Điều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận 

    Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

    Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

    Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng."

     
    Báo quản trị |  
  • #272171   27/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 150
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Là công dân thì nếu điều gì pháp luật không cấm thì sẽ không phạt, không chế tài nên cứ làm.

    Còn cơ quan công quyền thì là pháp nhân có chức năng, quyền hạn riêng và chỉ thực hiện trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình do pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #455464   01/06/2017

    Đúng là nói một đằng suy diễn một nẻo. Pháp luật kiểu này thì người này bảo đúng người kia bảo sai ? ? ?

     
    Báo quản trị |  
  • #455786   03/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy cách nói này là do tư duy và khi câu nói hay thì được phổ biến rộng rãi, dĩ nhiên nó phải đảm bảo sự chính xác nữa chứ. Độ chính xác này nằm ở việc đo lường từ chính các quy định của pháp luật. Đâu phải cứ vấn đề gì cũng được quy định trong Luật đâu. Mình đồng ý với các cách giải thích và lập luận của các thành viên ở trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #456905   10/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình đọc bài này lại nghĩ ra vấn đề thực tế rằng công dân làm cả những gì pháp luật cấm, và cơ quan công quyền làm cả những gì pháp luật không cho phép. Đồng thời nói đến phạm trù "không cấm" và "cho phép". Mình nghĩ "không cấm" lớn hơn "cho phép" rất nhiều. Công dân thì ít nhất 1 lần trong đời ai cũng vi phạm 1 điều gì đó, không ai hoàn hảo, chưa kể trường hợp vô ý vi phạm (do không biết), còn đã là cơ quan công quyền, cán bộ nhà nước, có nhận thức và tiêu chuẩn năng lực mới được trao quyền. Vậy tại sao rất nhiều cơ quan công quyền lại vượt thẩm quyền cho phép? Cũng hiểu rằng họ cũng là công dân cảu đất nước, nhưng mình nghĩ đến việc đục khoét tài sản của đất nước cả bao nhiêu trăm ngàn tỷ đồng thì không còn đạo đức con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #560261   11/10/2020

    Điều 8. hiến pháp năm 2013

    1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #603456   22/06/2023

    "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép" là được viện dẫn từ đâu, luật nào?

    [Công dân được làm những gì pháp luật không cấm]

    Căn cứ Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013

    Trích dẫn: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".

    Ở đây, "được làm" được hiểu là quyền được thực hiện một hoặc nhiều hoạt động theo ý chí, mong muốn.

    Và theo quy phạm pháp luật được viện dẫn về quyền con người và quyền công dân, quyền của hai đối tượng này duy và chỉ duy bị hạn chế bởi quy định của pháp luật; mà pháp luật cũng chỉ được phép hạn chế quyền của hai đối tượng này trong trường hợp vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

    Thế nên một khi pháp luật "vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng" thực hiện hạn chế quyền của hai đối tượng trên, thì cũng đồng nghĩa là pháp luật đã thực hiện hành động, chức năng cũng như sứ mệnh của nó, chính là thữ hiện sự hạn chế dựa trên sức mạnh uy quyền của Nhà nước, hay nói cách khác là [cấm] các đối tượng này lạm dụng quyền gây ảnh hưởng đến những đối tượng mà Nhà nước có nhiệm vụ, nghĩa vụ bắt buộc phải bảo vệ kể trên.

    Thế nên, đó là lý do mà Công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

     

    [ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép]

    Căn cứ Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013

    Trích dẫn: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật".

    Cơ quan công quyền là một cách gọi khác của Cơ quan mang quyền lực nhà nước, là một thành phần của Nhà nước, cũng đồng nghĩa sẽ chịu những điều chỉnh tương tự như Nhà nước.

    Mà căn cứ theo Hiến pháp, Nhà nước chỉ được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; cũng đồng nghĩa, cơ quan công quyền cũng không thể không nằm trong giới hạn thiết lập ra này. Khi và chỉ khi nào Hiến pháp và pháp luật thiết lập ra những giới hạn, những nhiệm vụ, quyền hạn, những hoạt động cho Nhà nước; thì Nhà nước, hay các cơ quan công quyền này mới được phép thực thi, hoạt động dựa theo.

    Vậy nên, thành ra, Cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

     

    Tổng kết lại, đúc kết ra kết luận, [Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép] hoàn toàn được ghi nhận tại chính Hiến pháp, cụ thể là bản Hiến pháp ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.

    Còn về vấn đề nguyên do dẫn đến Hiến pháp ghi nhận hai vấn đề này, thì lại là chuyện riêng của ngàng lập pháp, mà ta sẽ bàn ở một chủ đề thảo luận khác.

     

    Hy vọng câu trả lời này đã thỏa đáng./.

     

     

    Ceton PJokers

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nghia12072002 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/06/2023)