Công chứng, chứng thực giấy tờ, giao dịch được thực hiện ở đâu: Toàn bộ tại đây

Chủ đề   RSS   
  • #562799 17/11/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Công chứng, chứng thực giấy tờ, giao dịch được thực hiện ở đâu: Toàn bộ tại đây

    3 lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất - Pháp Luật Toàn Dân

    Công chứng, chứng thực 

    Công chứng, chứng thực không phải là những khái niệm xa lại với người dân, tuy nhiên phải hiểu đúng bản chất và đối tượng cần yêu cầu thực hiện để tránh mất thời gian là vấn đề không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ là nội dung tổng hợp thẩm quyền và nơi thực hiện các thủ tục có liên quan. 

    Về thẩm quyền chứng thực, công chứng các loại giấy tờ: Xem TẠI ĐÂY

    * CHỨNG THỰC:

    Về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực được hướng dẫn tại Công văn 1352/HTQTCT-CT hướng dẫn thực hiện như sau:

    - Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:

    Việc phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản.

    Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1 Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP); còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2 Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    - Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản:

    Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 NĐ 23).

    - Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch:

    Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền như nhau trong việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản, không phụ thuộc vào giá trị của tài sản (điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 NĐ 23).

     Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Luật Nhà ở (điểm đ khoản 2). Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015.

    * CÔNG CHỨNG :

    Căn cứ: Luật Công chứng 2014

    Công chứng một số hợp đồng, giao dịch

    Nơi thực hiện

    Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

    - Phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

    - Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.

    - Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

    Công chứng hợp đồng ủy quyền

    Trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

    Công chứng di chúc

    - Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

    - Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.

    - Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

     Nhận lưu giữ di chúc

    - Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình.

    - Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc.

    Công chứng bản dịch

    - Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

    Các mems bổ sung thêm nếu có trường hợp khác nhé!

     
    7075 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023) thienhuyendl (17/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận