Công an phường có được phép giữ bằng lái xe?

Chủ đề   RSS   
  • #396735 18/08/2015

    buimanhcong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công an phường có được phép giữ bằng lái xe?

    Vi phạm đi trái đường và bị công an phường bắt và bị xử phạt giữ bằng lái xe máy.

    Cho mình hỏi công an phường có được phép giữ bằng lái xe không ạ? cảm ơn

     
    13602 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #396752   18/08/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời: Được

     
    Báo quản trị |  
  • #440642   05/11/2016

    nguyentrahl
    nguyentrahl

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn,
     
    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đi trái đường và bị công an phường xử phạt giữ bằng lái xe máy. Bạn có thắc mắc là công an phường có được phép giữ bằng lái xe của bạn không, về vấn đề này, tôi xin có một số góp ý như sau:
     
    Căn cứ Điều 3, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết thì trong trường hợp cần thiết quy định tại Điều 4 nghị định này, cảnh sát khác có thể được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Theo Khoản 1, điều 4, Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn nghị định này, cảnh sát khác bao gồm cả Công an phường). Điều 6 Nghị định 27/2010/NĐ-CP còn quy định rõ: “Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.” 
     
    Như vậy, trong trường hợp cần thiết, công an phường có thể được huy động cùng cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ heo quế định của cơ quan có thẩm quyền.
     
    Ở đây, bạn chưa đề cập đến việc khi xử phạt vi phạm của bạn, công an phường có đang thực hiện nhiệm vụ cùng cảnh sát giao thông không hay đang làm nhiệm vụ mà không có cảnh sát giao thông đi cùng nên tôi xin đưa ra ý kiến góp ý theo các trường hợp sau:    
     
    Trường hợp 1: Công an phường đang thực hiện nhiệm vụ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ, căn cứ khoản 1, Điều 8, Nghị định 27/2010/NĐ-CP, Công an phường tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 
     
    Qua phân tích trên, nếu công an phường đang thực hiện nhiệm vụ cùng với cảnh sát giao thông khi được huy động mà phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt chứ không phải là công an phường.  
     
    Trường hợp 2: Công an phường tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì căn cứ Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, Công an phường phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. 
     
    Ở đây, bạn chỉ đề cập bạn “đi trái đường”, pháp luật không có quy định về hành vi này. Nếu bạn có hành vi “đi ngược chiều” thì có thể bị xử phạt theo điểm i, khoản 4, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP và còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo Điểm b, khoản 12, Điều 6 nghị định này. Cụ thể các điều khoản này như sau:
     
    “4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ….
    i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
    …”
    “12. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
    …”
     
    Theo Điểm b, Khoản 4, Điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hành vi “đi ngược chiều” quy định tại Điểm I, Khoản 4, điều 6 Hành vi “đi ngược chiều” của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. cụ thể quy định này như sau: 
     
    “4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
    b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;”
     
    Như vậy, khi công an phường tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì chỉ được thực hiện xử phạt những hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của  mình. Mà cụ thể hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” không thuộc thẩm quyền xử phạt của công an phường mà phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. 
     
    Ngoài ra, nếu hành vi bạn đã vi phạm và bị xử phạt không phải là “đi ngược chiều”, bạn có thể tham khảo thêm nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt để biết được hành vi vi phạm của mình có thuộc thẩm quyền xử lý của Công an phường hay không. 
     
    Trên đây là ý kiến chia sẻ của tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc, hy vọng đã có thể giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc của mình. Việc đưa ra các góp ý trên dựa vào nội dung mà bạn cung cấp và chỉ mang tính tham khảo. Trường hợp có nhầm lẫn hoặc cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ công ty Luật Việt Kim từ chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.
     
    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc ý kiến, góp ý của tôi!
     

    Nguyễn Thị Trà | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN /

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |