Bạn tìm đọc thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09.10.2014 để biết về đối tượng, điều kiện phát lệnh truy nã.
Điều 2. Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Điều 4. Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Điều 6. Gửi, thông báo quyết định truy nã
1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:
a) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;
b) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);
d) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);
e) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;
f) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.ô
Tôi cũng khá thắc mắc, nếu như thông tin bạn đưa ra là đúng thì không hiểu khi công tác trong ngành công an tại sao họ không làm lý lịch tư pháp cho người bạn của bạn. Hơn nữa, khi làm lý lịch nhập ngũ, cũng phải xác minh lý lịch tại địa phương.
Khi có quyết định truy nã, bắt buộc phải gửi về chính quyền địa phương nơi người đó sinh sống.
Hơn nữa, khi khởi tố bị can thì phải có thông báo về cho chính quyền địa phương và gia đình người đó biết. Đặc biệt, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn nào đó cũng phải thông báo về địa phương. Khi triệu tập thì có thể tới gửi giấy trực tiếp hoặc qua bưu điện, nếu không đưa được giấy triệu tập hoặc đã nhận rội thì phải có xác nhận đã nhận được hoặc chưa nhận được giấy triệu tập.
Vấn đề này gia đình bạn của bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi cơ quan điều tra, VKSND nơi bắt để khiếu nại hành vi tố tụng trên của cơ quan chức năng.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!