Con ruột có thể kết hôn với con nuôi có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?

Chủ đề   RSS   
  • #595754 25/12/2022

    anuyan0862
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:05/12/2022
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 2760
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    Con ruột có thể kết hôn với con nuôi có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân như sau:

    a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    ........

    Căn cứ Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về “những người có họ trong phạm vi ba đời” như sau:

    Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Việc kết hôn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nói trên.

    Quy định về việc kết hôn trong phạm vi ba đời không bao gồm trường hợp kết hôn giữa con ruột và con nuôi.

    Do đó, việc con ruột kết hôn với con nuôi không vi phạm vào việc kết hôn trong phạm vi ba đời.

     
    1279 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596561   31/12/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Con ruột có thể kết hôn với con nuôi có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Căn cứ quy định thì pháp luật không cấm việc con nuôi kết hôn với con ruột. Do đó, con nuôi có thể kết hôn với con ruột nếu cả 2 bạn đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Ngoài ra cần xem xét các yếu tố như truyền thống gia đình, tập tục địa phương… để cân nhắc thêm vì ngoài pháp luật thì những quy định vô hình về đạo đức xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #597690   29/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Con ruột có thể kết hôn với con nuôi có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Tình yêu nó xuất phát từ tình cảm của con người và không thể chi phối bằng lý trí. Thế nên sẽ có trường hợp con ruột và con nuôi phát sinh tình cảm với nhau và muốn đi đến kết hôn. Và hiện nay, pháp luật có quy định về việc cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời, giữa con ruột và con nuôi thì lại không thuộc trường hợp 3 đời theo quy định pháp luật nên nếu kết hôn sẽ không vi phạm trường hợp về phạm vi 3 đời.

     
    Báo quản trị |