Con nuôi và con đẻ có thể kết hôn với nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #52222 24/05/2010

    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Con nuôi và con đẻ có thể kết hôn với nhau?

    Xin cho hỏi : con nuôi và con đẻ có thể kết hôn với nhau được không ạ !

    Cháu thấy nó  không vi phạm các điều cấm nhưng liệu có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không ạ

    Cập nhật bởi admin ngày 08/10/2010 03:01:31 PM Hiển thị ra trang chủ

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    25025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #52368   26/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Một câu hỏi hay

    Theo khả năng của tôi biết thì hiện hay không có văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ nói trên bởi lẽ theo tôi nghỉ mối quan hệ này sẽ được điều chỉnh bởi đạo đức xã hội. Tuy rằng hai người không cùng huyết thống nhưng cùng cha, cùng mẹ, lớn lên cùng nhau xem nhau như anh em thì khó có chuyện mà lấy nhau được (trừ phim Hàn Quốc)

    Trên đây là ý kiến mang tính chủ quan của bản thân không liên quan đến pháp lý. có gì sai sót mong các bác thứ lỗi.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:14:53 PM Cập nhật bởi hongoctu ngày 26/05/2010 02:02:52 PM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52381   26/05/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Cảm ơn bạn đã quan tâm tới vấn đề này.

    Tôi nghĩ vấn đề này có chút vấn đề vì theo luật hôn nhân và gia đình thì không được phân biệt con nuôi-con đẻ, nhưng nếu mà con nuôi với con đẻ có thể kết hôn với nhau thì sự phân biệt đó càng rõ ràng còn gì. các bạn thấy sao?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:18:17 PM

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #52385   26/05/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Con nuôi và con đẻ không nằm trong những trường hợp bị cấm kết hôn, vì vậy hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

    Nếu ai nói rằng con nuôi không được kết hôn với con đẻ (về khía cạnh pháp luật) thì người đó cần đưa ra văn bản pháp lý về việc không được kết hôn.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nhox99 (02/03/2014)
  • #52390   26/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Xét ở góc độ pháp luật thì con nuôi và con đẻ vẫn được lấy nhau bình thường, miễn là không vi phạm điều kiện kết hôn và không phải là người cùng giới tính.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nhox99 (02/03/2014)
  • #52413   27/05/2010

    dinhlanhuong
    dinhlanhuong

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


     Theo tôi nghĩ con nuôi và con đẻ theo pháp luật thì hoàn toàn có thể kết hôn.  Đấy là theo khía cạnh pháp luật,
    còn theo khía cạnh gia đình thì lại khác.

     Về mặt văn hoá của Việt nam thì đã là anh em nuôi thì có một cái gì đó nó thân thiết như như anh em ruột. Nếu bố mẹ bạn và dòng họ bạn không phản đối gì thì cũng chảng có vấn đê gì bạn àh.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:19:56 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #52463   28/05/2010

    giaminh_law
    giaminh_law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 306
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


     Theo tôi thì khác, nó còn phụ thuộc vào từng  trường hợp nhận con nuôi, nhận con nuôi mà cha mẹ nhận nuôi có văn bản cam kết ủy quyền nuôi đứa trẻ đó từ một tổ chức xã hội nào đóđược cha mẹ nuôi chăm sóc giáo dục  thì  là con đẻ rồi, chắc chắn không kết hôn được với anh chị em trong gia đình đó ( vấn đề đạo đức & PL không cho phép).

    Trường hợp nhận con nuôi nhưng có thỏa thuận (thỏa thuận miệng.vv không có tính pháp lý), không được chung sống giáo dục của cha mẹ nuôi( vẫn ở với cha mẹ đẻ) thì có thể kết hôn bình thường.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:21:05 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #52480   28/05/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào cháu,

    Điều 10- Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định những trường hợp cấm kết hôn như sau: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    5. Giữa những người cùng giới tính.

    Như vậy, việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ không nằm trong quy định cấm trên.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:21:44 PM Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 29/05/2010 08:27:15 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #58795   26/08/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Cho em được góp ý với.

    Chẳng hạn như trong phim Hoàn châu cách cách đó. Tiểu yến Tử và Ngũ A  Ca đã thành thân với nhau sao.
    thực ra con nuôi kết hôn với con đẻ, xét thấy đã không phạm phải điều cấm của Luật HNGĐ 2000 mà
    thậm chí gia đình lại thân nhau hơn nữa ấy chứ
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:24:33 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:23:49 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:23:06 PM

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #58970   28/08/2010

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Mình xin có ý kiến:

    giaminh_law: chúng ta đang xét về tính huyết thống, con đẻ là con đẻ mà con nuôi là con nuôi chứ???

    Xét khía cạnh PL, con nuôi và con đẻ hoàn toàn được phép kết hôn.

    Xét khía cạnh đạo đức XH: mình nghĩ cũng k vấn đề gì, mình đồng tình với vuivui91. Họ cùng lớn lên bên nhau, họ rất hiểu nhau, nảy nở tình cảm và muốn chung sống suốt đời, trong khi đó gia đình điều đồng tình với họ. Tại sao k??? Chẳng lẻ vì tư tưởng "đạo đức" gì gì đó quá nặng mà chia cách 1 tình yêu sao? ngăn cản "1 gia đình hạnh phúc" trong tương lai.

     Cá nhân tui là tui ủng hộ ngay!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:25:30 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59043   29/08/2010

    fbi-85
    fbi-85

    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nói như vậy thì mình thấy đạo đức xã hội có đôi chút tai tiếng chăng.

    Các bạn đã thấy trường hợp nào như vậy chưa ? Các bạn thử làm phép so sánh với việc khi phân chia tài sản theo thừa kế xem có phân biệt con đẻ, con nuôi không, nếu nói luật thì luật đang trong quá trình thực thi và tại thời điểm luật ra đời liệu có thể tránh khỏi sự thiếu xót, hạn chế không huống chi xã hội đang phát triển mạnh và thay đổi chóng mặt.

    Mình nghĩ trường hợp của bạn nge thì mình thấy có lý hơn khi ở trong phim.Các bạn thử ngẫm lại xem huống chi người dân Việt Nam mình mang nặng tâm lý đạo đức gia đình
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:27:08 PM

    vungochunghn85-FBI

     
    Báo quản trị |  
  • #59197   31/08/2010

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Theo tôi việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình Việt Nam.

    Vì vậy, nếu việc kết hôn giữa hai người này được xây dựng trên cơ sở tình yêu thực sự thì không có gì trở ngại về pháp lý cũng như đạo đức.

    Có thể có sự trở ngại về tâm lý xã hội đối với một số người nhưng tôi nghĩ qua một thời gian mọi người sẽ quen và thấy chuyện này hoàn toàn bình thường.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:28:01 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59305   31/08/2010

    VUVANCHUNG
    VUVANCHUNG

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    con nuôi và con đẻ có thể kết hôn.

    Điều 10- Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định những trường hợp cấm kết hôn như sau: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    5. Giữa những người cùng giới tính.

    Như vậy trong 5 điều kiên trên không điều chỉnh trường hợp này nên họ có thể kết hôn.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:28:54 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59411   01/09/2010

    kinhcan121
    kinhcan121

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thì quy định cấm kết hôn là có những lý do về mặt khoa học và đạo đức xã hội.

    Việc cấm kết hôn trong gia đình (Khoản 3 điều 10) là vì nếu kết hôn huyết thống gần sẽ làm tăng xác suất đứa con của 2 người mang các cặp đồng hợp lặn có hại, sinh ra không được bình thường

    Còn quy định khác chủ yếu là về đạo đức xã hội

    Việc con đẻ có được kết hôn không với con nuôi thì cũng tùy trường hợp vì ở nước ta không ít trường hợp là con bác đi làm con nuôi cho chú, trường hợp này thì sẽ không được

    Còn các trường hợp khác thì rõ ràng là không vi phạm pháp luật mà theo ý kiến của mình thì việc này cũng chẳng có gì vi phạm đạo đức cả vì đây không phải là việc xấu.

    Theo bạn hongoctu thì khó lấy nhau: Đúng nhưng nếu họ yêu nhau thật sự, vuợt qua tình cảm anh em (hoặc chị em) thì hoàn toàn có quyền đó chứ. 2 gia đình thân nhau hơn, thậm chí việc chia thừa kế có khi còn đơn giản hơn nếu như nhà đó chỉ có 2 người con này (Khỏi kiện nhau).
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:30:10 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59899   07/09/2010

    lskhanh
    lskhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 468
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin chào mọi người,

     Tôi xin có một số ý kiến: Rất chính xác như bạn
    kinhcan121 nói, Luật HNGĐ khi quy định tại Điều 10 với ý tưởng nhà làm luật là nhằm ngăn ngừa việc vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, những hành vi gian dối (nhằm che đậy quan hệ hôn nhân không chân chính), duy trì và phát triển nòi giống.

     Trong khi làm luật, các nhà làm luật đã dự liệu về mặt khoa học tránh sinh ra những đứa con thiểu năng về trí tuệ hoặc thể xác do tương tác gen hoặc gì gì đó về mặt cơ thể học. Và VN còn phải tham khảo luật của các nước, đặc biệt là những nước tiến bộ và có nền văn hóa gần giống VN, chỉnh lý cho phù hợp.

     Do vậy, luật không cấm thì dĩ nhiên là được phép làm và không có vấn đề gì về mặt đạo đức cả.

     Tuy nhiên, sự đời cũng lắm oái oăm là trường hợp con chú (hoặc con dì) làm con nuôi cho bác (hoặc cho già) và ngược lại. Lúc này, nếu lý luận con nuôi được phép lấy con đẻ thì không được nữa mà phải áp dụng khoản 3 Điều 10 Luật HNGĐ để giải quyết, tức là trường hợp này kết hôn là trái quy định.

    Thiết nghĩ các phường/xã khi cho đăng ký kết hôn nên lưu tâm vấn đề này.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:31:57 PM Cập nhật bởi admin ngày 08/09/2010 08:57:59 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #61333   18/09/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Khi con nuôi đã kết hôn với con đẻ thì quyền và nghĩa vụ làm con nuôi kết thúc, và lúc đó người con nuôn sẽ có quyền và nghĩa vụ mới của người con dâu hoặc con rể.

    Cuộc sống là dòng chảy và pháp luật là đôi bờ!

    Pháp luật bảo vệ cuộc sống, nhưng cuộc sống thì luôn biến đổi vô hạn khôn lường, pháp luật thì hữu hạn, làm sao có thể lấy cái vô han đem ra đo với cái hữu hạn?

    Có chăng ngày càng phải tăng cường ý thức cá nhân?

    Việc sửa đổi Luật, không phải là công việc chỉ để cho phù hợp ngày hôm nay, ngày mai, mà còn phải đảm bảo sự vững chắc ở tương lai.

    Với lại trong áp dụng pháp luật nên phải áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với ý nguyện của người dân, nếu ý nguyện đó không trái PL và có thể chấp nhận được mà không gây hậu quả nghiêm trọng gì?

    Không biết theo ý mình như vậy thì có đúng không?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:33:59 PM

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuivui91 vì bài viết hữu ích
    blacksun5591 (16/10/2013)
  • #61430   18/09/2010

    lawbaby89
    lawbaby89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật Việt Nam là nền Pháp luật thực dụng, những hành vi mà pháp luật không quy định hoặc không cấm thì hoàn toàn có thể thực hiện.

     Tuy nhiên, một hành vi của cá nhân không chỉ đơn nhất dựa trên Pháp luật, tình cảm cá nhân, mà còn cần phải xem xét đến khía cạnh truyền thống đạo đức.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 03:34:55 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #63164   05/10/2010

    chuongluat
    chuongluat

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2010
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    NGHỊ QUYẾT

    CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    SỐ 02/2000/NĐ-HĐTP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦALUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

    1. Điều kiện kết hôn (Điều 9)

       Cấm kết hôn

    C.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    C.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

    - Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

    - Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

    - Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

    - Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

    Chứng tỏ con nuôi với con ruột vẫn có thể kết hôn, luật rõ ràng chưa qui định nên mình có thể kết hôn

     
    Báo quản trị |  
  • #63252   07/10/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    áp dụng Luật là đương nhiên, Nhưng PL cũng  quy định  áp dụng tập quán để giải quyết nữa.
    Còn tùy vào phong tục tập quán từng nơi,

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #63538   10/10/2010

    chuongluat
    chuongluat

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2010
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


      Nhưng có tập quán nào cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi đâu???

    Con nuôi và con đẻ có thể kết hôn với nhau?


      Chưa có tập quán lẫn pháp luật quy định về vấn đề này thì hiển nhiên vẫn có thể được kết hôn.Và trên thực tế thì vẫn có trường hợp con đẻ kết hôn với con nuôi..
    ..
      Còn về truyền thống đạo đức thì mình thấy chuyện con đẻ kết hôn với con nuôi là chuyện bình thường.Tình yêu thì không nói trước được điều gì, thử hỏi hai người cùng lớn lên bên nhau, khi trưởng thành họ lại yêu nhau say đắm thì cái đạo đức nào cấm họ không kết hôn khi họ không cùng huyết thống,cũng không phải là người thân thuộc cơ chứ
     
    Báo quản trị |  
  • #311962   02/03/2014

    nhox99
    nhox99

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi nghĩ con nuôi và con đẻ được kết hôn với nhau vì họ không cùng huyết thống,đã muốn kết hôn thì chắc chắn là yêu nhau sâu sắc,hoàn toàn hợp lí với pháp luật,không vi phạm những điều của pháp luật! đấy là suy nghĩ của tôi!ai có ý kiến chính xác hơn thì xin được chỉ giáo !

     
    Báo quản trị |