Con của liệt sĩ có được cấp đất ở không?

Chủ đề   RSS   
  • #604532 04/08/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Con của liệt sĩ có được cấp đất ở không?

    Liên quan đến các trường hợp người có công sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định cho từng đối tượng cụ thể, bên cạnh đó, thân nhân của họ sẽ được hưởng quyền lợi kèm theo. Một trong những nội dung nhiều người thắc mắc là liệu họ có được nhà nước cấp đất ở, đơn cử như con của liệt sĩ là người có công với cách mạng.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Visa CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (18).png

    Căn cứ Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ như sau:

    - Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

    - Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

    - Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây

    + Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên;

    + Vợ hoặc chồng liệt sỹ.

    - Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

    - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

    - Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ.

    - Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020

    - Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 đối với thân nhân của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

    Tham gia chiến đấu trước năm 1975 mới được công nhận là liệt sỹ?

    Căn cứ Điều  14  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện công nhận liệt sỹ như sau:

    - Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sỹ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

    + Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

    + Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

    + Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

    + Làm nghĩa vụ quốc tế;

    + Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

    + Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

    + Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

    + Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

    + Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;

    - Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

    Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng?

    Căn cứ Điều 7  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

    - Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.

    - Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

    - Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.

    ==> Do đó, Theo quy định về  Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 và các văn bản khác ban hành liên quan chế độ thân nhân liệt sĩ không có quy định nào cấp đất cho thân nhân liệt sĩ, bên cạnh đó, điều kiện để công nhận liệt sĩ không chỉ căn cứ vào tham gia trước năm 1975 mà còn nhiều đối tượng khác được hướng dẫn cụ thể nêu trên.

     
    1077 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    admin (10/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận