Khi con sinh ra thường thường đặt theo họ của cha, như một thủ tục bắt buộc và không ai có ý kiến hay bận tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, có bắt buộc đứa trẻ sinh ra theo họ của cha, hay liệu cho đứa trẻ đó đặt giống họ của mẹ có được không.
Có thể thấy rằng, đây cũng là một tình tiết ảnh hưởng tới quyền nam nữ bình đẳng, giữa người chồng và người vợ, giữa nam và nữ. Theo quy định của pháp luật, quy định này được điều chỉnh như thế nào về vấn đề này.
Theo Khoản 2, Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì họ của cá nhân được xác định như sau:
Điều 26: Quyền có họ, tên
…
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Như vậy, không bắt buộc khi đứa trẻ sinh ra phải theo họ của cha, mà quyền này được bảo đảm song song giữa cha và mẹ trong sự thỏa thuận với nhau. Hoàn toàn có thể khẳng định được theo quy định của pháp luật nêu trên, chỉ khi không có sự thỏa thuận thì áp dụng theo tập quán.
Có lẽ, từ xưa tới này việc xác định theo tập quán như một thói quen mà ít ai chú ý trong việc đặt họ cho con khi sinh ra, hay nếu đặt theo họ mẹ thì việc xác định hệ trong gia đình dòng họ sẽ thay đổi nên việc này cứ tiếp diễn theo thói quen truyền thống, rất ít vợ chồng thỏa thuận cho con theo họ của mẹ, và nếu có thỏa thuận cũng chỉ thỏa thuận trong việc đặt tên cho con.
Có thể nói quyền và nghĩa vụ của chồng và vợ là ngang nhau trong việc thỏa thuận xác định họ cho con cũng vậy, dựa trên sự thỏa thuận. Đồng thời, vợ chồng cần xác định việc cho con theo họ mẹ hay theo họ cha là phù hợp nhất, vì khi xét theo họ, các hệ có ảnh hưởng tới việc nam, nữ của hai bên.