Theo quy định của pháp luật thì khi người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Do đó, con thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật được hưởng di sản do cha mình để lại trong đó cả các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Tại Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổ, bổ sung năm 2009, quy định: “Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này”.
Các quyền này được quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật này bao gồm:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Tác phẩm phái sinh
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, theo các quy định trên con vẫn được hưởng quyền tài sản trong quyền tác giả như người mất được hưởng khi còn sống như tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác...
Tuy nhiên, cần lưu ý về thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ thì đối với quyền tác giả của người mất sẽ được bảo hộ trong thời hạn 50 năm kể từ khi người để lạ di sản mất. Hết thời hạn bảo hộ, quyền tác giả sẽ thuộc về công chúng theo khoản 1 Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ 2005.