Con cái được quản lý, định đoạt tài sản riêng như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #536633 02/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Con cái được quản lý, định đoạt tài sản riêng như thế nào?

    Con cái được quản lý, định đoạt tài sản riêng như thế nào?

    Hiện nay, việc con cái có tài sản riêng đã không còn là chuyện xa lạ, thậm chí trong nhiều gia đình, con cái họ đã tích lũy được tài sản riêng từ khi còn rất nhỏ cùng khối tài sản đáng ngưỡng mộ. Quyền có tài sản riêng của con cái được pháp luật ghi nhận rõ ràng tại Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, để tránh trường hợp con cái sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý, pháp luật đã quy định trao cho cha mẹ quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con trong một số trường hợp nhất định.

    Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rất rõ về vấn đề quản lý tài sản riêng của con, cụ thể như sau:

    – Con cái tự mình quản lý:

    + Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng.

    – Cha mẹ quản lý:

    + Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

    – Chủ thể khác quản lý:

    + Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    + Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Bên cạnh đó, tại Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

    “2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

    Tương tự quy định trên, tại Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định cụ thể về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:

    – Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     – Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹhoặc người giám hộ.

    – Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

    Như vậy, trừ một số trường hợp bị hạn chế định đoạt tài sản riêng theo quy định trên, con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi) được toàn quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của mình.

     

     
    5203 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (06/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận