Con cái đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #509211 30/11/2018

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Con cái đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Cách đây 10 năm Bác tôi đã để cho cậu con trai duy nhất đứng tên Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau này Bác gái mất, Bác trai đã lấy bà T cũng sinh được một cậu con trai. Do đó, bác trai muốn tặng diện tích đất mà mình để con trai cả đứng tến sang cậu con trai thứ 2.  Khi làm xong thủ tục hồ sơ tặng cho nhưng chưa cấp giấy chứng nhận cho cậu con thứ 2 thì bác tôi mất. Ngay sau đó cậu con trai cả rút bìa gốc lại và không làm tặng cho nữa. Vậy theo luật bà T và con trai của bà có được hưởng thừa kế không ạ?

     

     
    2367 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509493   05/12/2018

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


    vyvy2409 viết:

    Cách đây 10 năm Bác tôi đã để cho cậu con trai duy nhất đứng tên Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau này Bác gái mất, Bác trai đã lấy bà T cũng sinh được một cậu con trai. Do đó, bác trai muốn tặng diện tích đất mà mình để con trai cả đứng tến sang cậu con trai thứ 2.  Khi làm xong thủ tục hồ sơ tặng cho nhưng chưa cấp giấy chứng nhận cho cậu con thứ 2 thì bác tôi mất. Ngay sau đó cậu con trai cả rút bìa gốc lại và không làm tặng cho nữa. Vậy theo luật bà T và con trai của bà có được hưởng thừa kế không ạ?

    Theo như bạn trình bày thì tôi hiểu tài sản đã sang tên cho người con trai cả cách đây 10 năm rồi. Sao vẫn bác bạn vẫn làm tặng cho tài sản nêu trên cho con trai út được nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #509933   12/12/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đầu tiên là đât này của bác bạn, để cho người con cả đứng tên thì phải có tặng cho hay chuyển nhượng gì đó thì mới để đứng tên người con cả chứ bạn nhỉ (đây chắc cũng không phải là đất của hộ gia đình). Người con cả đứng tên thì là chủ sở hữu thì bác bạn đâu có quyền gì đối với mảnh đất này nữa mà thực hiện việc tặng cho người con thứ hai. 

     
    Báo quản trị |  
  • #511139   30/12/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo như bạn nói thì anh trai đầu tiên đã được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có 2 trường hợp xảy ra là người con trai đầu tiên đó đã đủ tuổi thành niên hay chưa?

    Trước hết, pháp luật đất đai không đề cập đến độ tuổi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Điều 5 và Điều 97 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và đối tượng được cấp GCNQSDĐ là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Do đó, pháp luật đất đai không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

    Mặt khác, Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 21. Người chưa thành niên

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.Theo đó, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là đối tượng được xác lập quyền sỡ hữu tài sản được hình thành từ thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng… nhưng khi làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của người đại diện."

    Như vậy, trong trường hợp người con trai đầu chưa đủ tuổi thành niên vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nhưng kèm theo đó trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ (cụ thể là cha hoặc mẹ cháu); hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

    Trường hợp con trai đầu tiên dù chưa đủ tuổi hay đã đủ tuổi thành niên thì mảnh đất đó đương nhiên là của người con đó rồi, còn việc tặng cho nếu chưa đủ tuổi thành niên thì cần có sự đồng ý của người đại diện, nhưng người đại điện không được phép tặng cho mảnh đất đó cho người khác, chỉ khi nào người con trai đầu tiên muốn tặng cho người con thứ hai, và được người cha (người đại diện) đồng ý thì lúc đó mới thực hiện được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511388   31/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Liên quan đến độ tuổi đứng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Vâỵ trong trường hợp người chưa đủ tuổi vị thành niên (ví dụ 14 tuổi) được hưởng quyền thừa kế (di sản thừa kế là quyền sử dụng đất). Thì có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không? Nếu được thì cần làm những thủ tục gì?

     

     

     
    Báo quản trị |