cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hay giết người???????????????

Chủ đề   RSS   
  • #168916 28/02/2012

    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hay giết người???????????????

    chào mọi người, mình vừa làm một bài tâp về phần định tội danh như sau:
    lúc 19h, A đi xem phim ở sân HTX. trước khi đi, A có mang theo 1 lưỡi lê dài 15cm rộng 2cm giắt sau lưng, đến cổng sân HTX, A thấy có 3 thanh niên là B,C,D đang đứng chặn trước cổng nên các em nhỏ ko thể vào, thấy thế A liền tới và nói: sao các anh đứng ngang quá vậy?. A nói xong thì bên kia có lớn tiếng dẫn đến cãi vã. B đấm vào người A còn C và D thì đấm đá túi bụi làm A bị sưng mặt. sau đó thì các nhân viên bảo vệ tới và can ngăn. một hồi sau, A quay trở lại chỗ B,C,D để đôi co thì xảy ra xô xát. trong lúc xô xát, A đã rút lưỡi lê đâm vào ngực B 1 cái rồi bỏ chạy. B bị tử vong, theo kết luận giám y thì B tử vong do vết thương bên ngực trái làm rách phổi, đứt động mạch máu làm mất nhìu máu.
    vậy định tội danh của A như thế nào?
    theo mình thì hành vi trên là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:
    thứ nhất: hành vi A gây ra là trong lúc xảy ra xô xát, khi đó thì hành vi đâm của A có thể là do bản năng, đâm loạn xạ và chẳng may bị trúng ngực. 
    thứ hai: ý thức của A là ko muốn tước đoạt mạng sống của B vì nếu có ý định này thì khi quay lại, A sẽ ra tay ngay đâm B hoặc C hoặc D ngay, trong trường hợp này, cả 2 bên đã xảy ra đôi co rồi mới xô xát. hành vi đâm 1 cái vào B rồi bỏ chạy cũng thể hiện sự ko mãnh liệt của hành vi mà A thực hiện.
    tuy nhiên, cô giáo của mình lại khẳng định là giết người, các bạn có ý kiến gì thì cùng nhau tranh luận nhé!



    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    16735 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #168931   28/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hành vi này là giết người rồi.

    Không thể nói rằng hành vi cầm con dao lê đâm vào ngực người ta mà là không có ý giết người. Bởi lẽ, ai cũng phải biết rằng và buộc phải nhận thức được rằng hành vi dùng dao đâm vào vùng nguy hiểm của người khác (ở đây là ngực của B) là hành vi nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người.
    Trường hợp trên có nói xảy ra xô xát, "A rút lưỡi lê đâm vào ngực B", hành vi này không phải là hành vi đâm bừa hay đâm loạn xạ. mà là hành vi có chủ đích. Nếu chỉ mới xảy ra xô xát thì chưa tới mức phải rút dao ra để phòng vệ nên không thể nói là bản năng, đâm bừa được.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    takeshilaw (28/02/2012)
  • #168940   28/02/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào anhdv352!
    mình suy nghĩ hành vi này là đâm bừa bởi vì lúc đó, trong xảy ra xô xát này có 3 người, trong khi đó, A chỉ có một mình. nếu gọi là giết người có chủ đích thì đối tượng mà A xác định phải là ngay từ đầu, hoặc là cả 3 người hoặc là 1 đối tượng nào đó. trong khi đó, quá trình xô xát là 3 đánh 1 thì theo mình, khả năng rút lưỡi lê ra để đâm bừa thôi.
    cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #168957   28/02/2012

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    takeshilaw viết:
    chào anhdv352!
    mình suy nghĩ hành vi này là đâm bừa bởi vì lúc đó, trong xảy ra xô xát này có 3 người, trong khi đó, A chỉ có một mình. nếu gọi là giết người có chủ đích thì đối tượng mà A xác định phải là ngay từ đầu, hoặc là cả 3 người hoặc là 1 đối tượng nào đó. trong khi đó, quá trình xô xát là 3 đánh 1 thì theo mình, khả năng rút lưỡi lê ra để đâm bừa thôi.
    cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp

    Mình nghĩ đây là tội giết người.(Theo như những thông tin bạn viết.)

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #168982   28/02/2012

    haohatiep
    haohatiep

    Male
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2010
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 449
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 25 lần


    Trả lời: Theo tôi lần sau các bạn có tham gia bình luận các tình huống về luật hình sự các bạn nên cố gắng nhận thức tình huống đưa ra, trên lập trường của điều tra viên(chủ thể điều tra vụ án); kiểm sát viên (Chủ thể truy tố); thẩm phán(chủ thể xét xử); luật sư(người bào chữa quyên lợp cho bị can, bị cáo) và trên cơ sở pháp lý, nhằm tránh tình trạng phân tích tình huống 1 cánh cảm tính và không nêu cơ sở pháp lý, dấu hiệu của hành vi phạm tội.
      Tôi xin có 1 số ý kiến trao đổi với các bạn về tình huống và các lời bình của các bạn như sau:
     Xét các yếu tố cấu thành tội phạm của tình huống nêu. 
    1. xét mặt chủ thể (cái này đủ điều kiện chủ thể)
    2. xét mặt khách thể (cái này đủ điều kiện chủ thể)
    3. xét mặt khách quan: xét mối quan hệ hành vi và hậu quả mà A gây ra.
    + hành vi là A dùng lưỡi lê đâm vào ngực B.
    + hậu quả của ành vi mà A gây ra là B chết.
     Như vậy có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
    4. xét về mặt chủ quan (phần này quan trọng để định tội danh của A
       khi sảy ra xô xát lần thứ nhất giữa A và B,C,D đã được bảo vệ can ngăn, và một hồi sau A chủ động quay lại để đôi co thì xảy ra xô xát, trong lúc sảy ra xô xát A rút lê đã thủ sẵn và đâm vào ngực B (khi  A xác định quay lại để đôi co thì A nghĩ trong người A có cái lê điều này làm cho A tự tin để quay lại đôi co B,C,D, và A có thể nghĩ tới việc sử dụng cái lê này vào bất cứ lúc nào và trong lúc xo xát A đã rút cái lê đã thủ sẵn trong người đâm vào ngực B .Trong trường hợp này pháp luật đòi hỏi A phải nhận thức được hành vi của mình dùng lê (hung khí nguy hiểm) đâm vào Ngực trái của B có thể dẫn đến cái chết của B, nhưng A vẫn thực hiện hành vi đó, cho dù A không mong muốn B chết nhưng trong trường hợp này
     - xét về hung khí, vị trí A đâm vào ngực trái của B thì có thể kết luật hành vi của A là hành vi  giết người.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn haohatiep vì bài viết hữu ích
    takeshilaw (28/02/2012) slcocc (17/05/2016)
  • #169002   28/02/2012

    Criminal_Police
    Criminal_Police

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 830
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anhdv352 và cô giáo của bạn rằng đây là hành vi giết người của A!Mặc dù chưa biết A có chủ đích đâm ai, bởi vì lúc đó hỗn loạn, việc A không có chủ đích tước đoạt mạng sống của B hay tại sao A không đâm B hay C, việc này không quan trọng, A đâm B có thể là A nhớ lúc nãy B vừa đấm vào người A hoặc là B đứng gần A.....ở đây mới chỉ có việc xô xát của B,C,D với A thôi mà A:#ff0000;"> đã rút lưỡi lê đâm vào ngực B 1 cái rồi bỏ chạy, hành vi này thể hiện sự dứt khoát trong hành động của A(nếu A rút lê ra và đe những người kia thì lại khác, đằng này rút ra đâm liền, và đâm vào vùng ngực nữa chứ), mặc dù A không mong muốn giết B, nhưng hành vi của A là cực kỳ nguy hiểm, dùng lưỡi lê đâm vào ngực B, hành vi này rất dễ tước đoạt mạng sống của A.Nếu A chọn lựa là chém vào chân của B thì lại khác (cố ý gây thuong tích). cho nên A phải bị truy tố theo điều 93 BLHS, xét hành vi giết người của A là do vượt quá giới hạn phòng vệ và giết người trạng thái tinh thần kích động là không phú hợp.Thân.Các bạn cứ ý kiến, chúng ta cùng thảo luận.

    Hứa Thanh Tuyền. Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. tel: 0974468478.

    Thay mặt chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, và Lãnh đạo các bộ, ban ngành: Tôi "Xin chúc tất cả các anh chị trong BQT và thành viên lawsoft: dù thất bại hay thành công, dù lông bông hay đang làm việc, dù đang ăn tiệc hay ở nhà, dù già hay trẻ, dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng, dù là rồng hay là tôm, dù đang bia ôm hay trà đá, dù có hút thuốc.. lá hay là thuốc lào, dù có công hay có tội, dù bơi lội hay karate, dù đi xe hay đi bộ... 2012 vui vẻ hạnh phúc. Năm mới! Đau đầu vì nhà giàu ! Mệt mỏi vì học giỏi ! Buồn phiền vì nhiều tiền ! Ngang trái vì xinh gái ! Và mất ngủ vì không có đối thủ! "

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Criminal_Police vì bài viết hữu ích
    takeshilaw (28/02/2012)
  • #169017   28/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chào cả nhà. em xin được tranh luận như sau: theo e nghĩ thì đây không phải là tội GIẾT NGƯỜI (đ.93 BLHS) mà là tội CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (đ.104 BLHS) vì những lẽ sau đây:
      Thứ nhất: các bạn ở trên bạn haohatiep cũng đã phân tích cấu thành tội phạm nhưng mà rất tiếc là bạn đi sau vào mặt khách quan mà đã không phân tích mặt chủ quan cấu thành tội phạm. vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong mặt khách quan này thì yếu tố lỗi là quan trọng vì:
       - nếu như mà LỖI CỐ Ý TRỰC TIẾP thì đây là tội giết người
       - nếu như LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP thì tội cố ý gây thương tích.
      
      Xét tình huống trên chúng ta nhận thấy rằng  A có mang theo 1 lưỡi lê A chỉ mục đích đem đi phòng thân chứ không có ý mang đi để lấy mạng 1 ai đó vì A chỉ đi xem phim mà thôi, nhưng khi đến rạp chiếu phim thì A thấy B,D,C đứng chặn trước cổng khiến nhiều người sợ hãi ko dám vào. A đã nghĩa hiệp khi đến để nói lí lẽ với 3 ng đó tuy nhiên lời khuyên ngăn của A là hoàn toàn đúng nhưng B,C,D đã ko tiếp nhận mà còn đánh cho A tơi bời nhưng A vẫn không đánh trả lại mặc dù trong người có lưỡi lê, chúng tỏ rằng mục đích của A là đi xem phim và thấy việc bất bình nên đã nghĩa hiệp làm điều tốt đó là 1 việc chúng ta ai cũng nên làm. và may là co bảo vệ can ngăn không thì hậu quả cũng khó lường vì 3 người tập trung đánh 1 người. điều này làm cho tinh thần của A bị kích động, sau đó A cũng chỉ đến để nói lí lẽ với 3 người hung hăng kia thôi chứ không có mục đích trả thù hay giết 3 người đó, trong lúc đôi co 2 bên qua lại vì quá bực tức nên 1 phút bực tức A đã rút lưỡi lê ra và đam trúng người B và bỏ chạy chứng tỏ hành vi tấn công ko mãnh liệt mặc dù A vẫn biết là hành vi của mình là nguy hiểm biết rõ là khi đâm vào B thì hấu quả sẽ xảy ra tuy nhiên vì bực tức nên A không mong muốn B chết nhưng vẫn bỏ mặc cho hấu quả xảy ra. chính vi vay LOI của A la loi co y gian tiep
     
    Báo quản trị |  
  • #169080   29/02/2012

    haohatiep
    haohatiep

    Male
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2010
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 449
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 25 lần


      Trong trường hợp này A dùng hung khí nguy hiểm (lưỡi lê), đâm vào vùng ngực phía bên trái của B, pháp luật đòi hỏi A phải nhận thức được hậu quả B chết là hậu quả tất yếu xảy ra (hoặc có thể xảy ra) nhưng A vẫn làm và A không thể lấy lý do trong lúc xô xát chỉ đâm lung tung không may vào chô ngực trái của B được, vì thực tế khách quan chứng minh A phạm tội giết người được quy định tại điều 93BLHS như đã phân tích ở trên. và Tôi xin bảo lưu ý kiến của mình về tình huống trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #169081   29/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào hocthanhtai123!
             có lẽ em có chút nhầm lẫn, trong trường hợp này, kể cả đó là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp thì A vẫn phạm tội giết người.
              Với lỗi cố ý trực tiếp thì tôi không phân tích.
              Với lỗi cố ý gián tiếp thì dù A không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng lại có ý thức chấp nhận hậu quả, chỉ chú ý thực hiện hành vi mà không quan tâm tới hậu quả. Muốn xảy ra thế nào cũng chấp nhận. tôi nói ở trên là hành vi của A có chủ đích không phải theo ý là chủ đích giết người như talkeshilaw hiểu mà ý tôi đó là chủ đích đâm.
    Với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả tới đâu, trách nhiệm tới đó có nghĩa là nếu hậu quả thương tích thì người đó phạm tội cố ý gây thương tích, hậu quả chết người thì người đó phạm tội giết người.
           Tội giết người thì mặt chủ quan là lỗi cố ý chứ không chỉ có cố ý trực tiếp đâu nhé hocthanhtai123.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    kandyrajnbow123456 (07/06/2016)
  • #169380   01/03/2012

    vani_socola
    vani_socola

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chao moi nguoi!!
     Theo mình ở tình huống này thì T pham tội giết người (Điều 93).vì:
    Hành vi của T:Đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy, hành động rất dứt khoát chỉ đâm một nhát vào ngực( ngực là một vị trí trọng yếu của cơ thể nên khả năng gây chết người là rất cao)
    Lỗi:cố ý trực tiếp
    T đã sử dụng hung khí rất nguy hiểm:lưỡi lê dài 15cm, rộng 2cm
    Hậu quả:làm chết người
    Thỏa mãn các dấu hiệu của tội giết người
     
    Báo quản trị |  
  • #170984   09/03/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào ban!
    Tôi đồng ý với ý kiến của anhdv352!
    Với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu trách nhiệm tới đó. Do vậy trong trường hợp này hậu quả chết người đã xảy ra nên dù xác định lỗi của A là cố ý gián tiếp (bạn hocthanhtai123) phân tích hay lỗi cố ý trực tiếp các bạn phân tích thì tội danh cho A ở đây vẫn là tội "Giết người".
     
    Báo quản trị |  
  • #426508   07/06/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    đồng ý, bạn hocthanhtai123 nên xem lại

     
    Báo quản trị |  
  • #428309   19/06/2016

    nhatnam1260
    nhatnam1260

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 71
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn,
    Theo quan điểm mình là tội giết người.
    Bởi: hành vi trong MKQ nêu trong tình huống của bạn đã rõ - A bị  BCD đánh đã được can ngăn, nhưng sau đó nhằm mục đích trả thù, A đã lấy hung khí phục vụ cho mục đích của mình. Hậu quả: B chết và giám định ( số nào?) đã kết luận B chết do hành vi của A. Về lỗi, cố ý trực tiếp.
    Tuy nhiên, Trước đó do hành vi trái pháp luật của BCD đã tác động đến A và gây thương tích cho A, nên hành vi giết người của A còn được quy định ở Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại điều 95 (luật Hiện hành)
    => Tội của A là giết người bị xử lý théo Tội GN Trong TTTT bị KĐM đ95.
    Còn Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là thiếu căn cứ vì:
    A đâu gây thương tích cho B, chúng ta thấy A dùng hung khí tước đoạt mạng sống của B.
    ( bạn tham khảo thêm về PHÂN BIỆT d93 và k4 dieu 104) nhé
    và TRÊN ĐÂY, là toàn bộ ý kiến của mình về vấn đề bạn đang thắc mắc, mong bạn và mọi người bổ sung và góp ý!
     

     
    Báo quản trị |  
  • #428614   21/06/2016

    nhatanhnguyen13696
    nhatanhnguyen13696

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập của bạn làm mình nhớ lại vấn đề ranh giới giữa đâu là Tội giết người và đâu là Cố ý gây thương tích.

    Bạn có thể tham khảo thêm ở đây : https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hinh-su/mong-manh-ranh-gioi-giet-nguoi-hay-co-y-gay-thuong-tich.aspx

    Ở đây A buộc phải nhận thức được rằng hành vi của mình có thể dẫn đến chết người như các bạn ở trên đã lập luận. Việc A giấu lưỡi lê trong người ban đầu không nhằm mục đích giết người nhưng sau đó A biết mình có hung khí và quay lại đôi co đã thể hiện việc A có chuân bị và nhận thức được. Điểm này giúp phân biệt với lỗi trong cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là việc người đó thấy trược hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng cho rằng nó không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy trc dù bắt buộc phải thấy. Cho nên theo mình A phạm tội giết người là đúng.

    Mình cũng không đồng ý với ý kiến của bạn nhatnam về tội giết người trong TTTT bị KĐM. Ở đây A cố ý quay lại đôi co sau khi đã xảy ra ẩu đả trước đó, nếu nói như vậy theo mình ko thuyết phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #429219   27/06/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn nhatnam1260 nên xem lại, không thể kích động mạnh được.Bởi vì khi BCD đánh A thì được người khác can ngăn nên BCD đều dừng lại, sau đó không hề có bất cứ hành vi nào khác.Vì vậy hành vi của BCD không hề liên tục ,kéo dài để dẫn đến A bị kích động mạnh được.

     

     
    Báo quản trị |