cố ý gây thương tich

Chủ đề   RSS   
  • #403341 20/10/2015

    thanhsn94

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cố ý gây thương tich

    chào luật sư.em là thành ở tỉnh tuyên quang em muốn hỏi luật sư 1 việc là e bị đánh vào vùng trán gáy và bả vai còn sự việc cụ thể thì thật sự là bh e không nhớ rõ e chỉ nhớ là e nhìn thấy người anh của em bị người khác dùng gậy đánh lên theo bản năng em lao vào để kéo người anh của em ra.nhưng không may khi em lao vào thi bị người thanh niên kia dùng 1 đoạn gậy gỗ em không biết cây gậy đó như nào nhưng sau khi em tỉnh thì thấy mọi người nói là cây gậy dó dài khoảng 1.5mét to bằng cổ tay của người bt.và sau khi lao vào và bị đánh vào đầu e ôm đầu bỏ chạy và vẫn bị người thanh niên kia đuổi theo đập tiếp vào vùng gáy và vai.em chạy được khoảng 100mét thì ngồi bệt xuống và ngất đi và được mọi người đưa đi cấp cứu.e vào viện và được bác sĩ chuẩn đoán là vỡ hết sương vùng chán và rạn sương sau gáy rạn sương vai.em nằm điều trị ở bệnh viện tỉnh tuyên quang là 10 ngày và xuống viện việt đức đi kiểm tra.các bác sĩ có nói là em không sợ là bị tụ máu nữa nhưng hiện giờ từ trước trán đến đỉnh đầu em bị vỡ còn cổ em thì không thể thẳng được em bị nghiêng đầu sang phải em có đi khám và các bác sĩ nói là em bị co cơ.cần luyện tập không sẽ thành tật nhưng từ khi em nằm ở viện cho đến khi em ra viện và ở nhà là đã hơn 1 tháng đầu e vẫn nghiêng như vậy.và nhà e có làm đơn sin được đi giám định y khoa bên công an đồng ý và cho e đi giám định nhưng kết quả là e mất 12% sức khỏe.mặc dù đến bây giờ em vẫn đang phải điều trị thuốc và luyện tập cổ.em muốn hỏi luật sư là em không đồng ý với phần trăm sức khỏe của giám định y lên bây giờ e muốn làm đơn xin giám định lại thì em phải làm như nào và gửi đến đâu.còn như cổ của em bây giờ không thẳng được thì có gọi là tật được không.và e muốn hỏi 1 câu nữa là em không hiểu luật nhưng e nghĩ là không biết ai sai ai đúng nhưng đánh người gây thương tích như vậy thì e có được đền bù không.vì em nghe nói là nhà kia sẽ không đến bù cho gia đình em..em xin hỏi và nhờ luật sư tư vấn cho em...

     
    5102 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411109   25/12/2015

    phuochung0990
    phuochung0990

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!!!

    Như bạn kể thì sự việc bạn đã báo Công an và yêu cầu khởi tố hình sự. Việc bạn giám định tỉ lệ thương tật là 11% thì đã đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Khi làm việc với cơ quan Công an bạn nên trình bày yêu cầu bồi thường tiền viện phí và tiền công lao động trong thời gian chữa bệnh.

    Việc giám định tỉ lệ thương tật cơ quan Công an sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn yêu cầu và hẹn thời gian bạn đến bệnh viện để giám định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #412150   04/01/2016

    an0813
    an0813

    Sơ sinh


    Tham gia:23/05/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định:  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

     

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

     

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

     

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

     

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

     

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

     

    e) Có tổ chức;

     

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

     

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

     

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

     

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

     

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

     

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

      Như vậy thương tích của bạn đã được giám định trên 11%, đủ điều kiện yêu cầu cơ quan Công an khởi tố vụ án hình sự, qua quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan công an sẽ có phần giải quyết về mặt dân sự cho bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #412167   04/01/2016

    theo" Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

    -Về trường hợp của anh Thành thì muốn tự đánh giá tỉ lệ thương tật của mình có đúng với tỷ lệ thương tật mà cơ quan chức năng đánh giá hay không thì cần căn cứ vào kết luận của bác sỹ và căn cứ vào thông tư Số: 20/2014/TT-BYT  để tự xác định tỉ lệ thương tật của mình.

    Nếu không đồng ý với kết quả giám định thì tiến hành yêu cầu giám định lại theo Điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về việc Giám định bổ sung hoặc giám định lại như sau:

    "1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.

    2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.

    3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

    Điều 158, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy đinh về Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định như sau:

    1. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.

    Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.

    2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết."

    -Còn về việc bồi thường thì theo quy định của pháp luật cụ thể là: Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:

    Theo quy định tại mục II.1 của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: (1) chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; (2) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; (3) chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; (4) chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc; (5) khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Cách tính các loại chi phí này như sau:

    Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự.

    Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị

    Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    + Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    + Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    + Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    + Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    Thứ tư, trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí này bao gồm chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động).

    Thứ năm, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #412392   06/01/2016

    Baobui9898
    Baobui9898

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2016
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Xin chào! Trước hết chia buồn cùng bạn.

    Việc bạn bị Một người nào đó dùng hung khí (cây gỗ) đánh vào vùng đầu.  Gây chấn thương cho bản thân.  Bạn đã báo cáo sự việc với Cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc. Qua kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật tại Tổ chức giám định pháp y và pháp y tâm thần  thì thương tích của bạn là 12%.

    Theo điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy đinh về Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định như sau:

    Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.

    Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.

    Bạn có quyền yêu cầu cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc Ra trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật lại.

    Việc Người nào đó dùng hung khí (cây gỗ) đánh bạn thương tích 12%.  Người đó đã vi phạm vào điều Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định:  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Ngoài ra Người Vi phạm có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tinh thần,  tài sản (tiền thuốc,  ngày công lao động…) .

    Điều quan trọng là bạn nên nhờ gia đình liên hệ cho cơ quan Công an nơi bạn đã thông báo vụ việc và viết đơn báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố.

     
    Báo quản trị |  
  • #412404   06/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Người gây tổn hại đến sức khỏe của bạn sẽ bị khởi tố theo Khoản 2 điều 104 của bộ luật hình sự:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    Việc bồi thường sẽ được tòa án xem xét, giải quyết cùng với việc xét xử vụ án hình sự; Người phải đền bù cho bạn chính là người đã gây thương tích cho bạn; Gia đình người đó có quyền đền bù thay chứ không bắt buộc phải đền bù nếu người phạm tội đã trưởng thành.

     
    Báo quản trị |