Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
…”
Như vậy, nếu tỷ lệ thương tích của bạn trong trường hợp này từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134 đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.
Nếu tỷ lệ thương tích của bạn dưới 11% và không thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 đã nêu trên thì hành vi này của đồng nghiệp bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Điểm e Khoản 3 ĐIều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về trật tự công cộng như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
…”
Như vậy, nếu hành vi của người chú bạn không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Do đó, Hành vi đánh bạn của người chú làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra
Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, bạn cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại xảy ra hành vi phạm tội. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;