Cờ vua – Cờ tướng và 7 bài học về tư duy quản trị

Chủ đề   RSS   
  • #502201 14/09/2018

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cờ vua – Cờ tướng và 7 bài học về tư duy quản trị

    Cờ vua và cờ tướng đều có 32 quân cờ, chia làm 2 phe. Cờ tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, cờ vua đại diện cho văn hóa phương Tây trong tư duy quản trị. Đâu là sự khác nhau?

    Thứ nhất là tư duy lãnh đạo trong quản trị

    Vua trong cờ tướng chỉ đi lại loanh quanh trong một khoảng không gian hẹp, luôn phải có hai con sĩ bảo vệ hai bên. Đây là đại diện cho hình ảnh loại lãnh đạo hèn nhát, quan liêu và vô dụng, ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón.

    Vua trong cờ vua đại diện cho hình ảnh leader, luôn có thể chủ động trong mọi việc, tự mình đi khắp bàn cờ, tham gia chiến đấu mà không đòi hỏi có vệ sĩ kế bên.

    Thứ hai là tư duy dùng người trong quản trị

    Con tốt trong cả cờ vua và cờ tướng đều là quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước chết trước, làm bia đỡ đạn cho lãnh đạo phía sau.

    Tuy nhiên, con tốt trong cờ tướng khi vượt qua nguy hiểm, sang sông giết địch, tiến lên đi đến cuối bàn cờ thì nó thành vô dụng, không còn khả năng gì nữa. Thể hiện lối tư duy vắt chanh bỏ vỏ, thí mạng cấp dưới để đạt được mục đích cuối cùng của lãnh đạo. Bởi thế mới có nhiều trường hợp lãnh đạo có lỗi nhưng lại đem nhân viên ra đỡ đạn (lỗi do thằng đánh máy, lỗi do đứa phát ngôn hay gần đây nhất là lỗi do đứa… cầm dù).

    Trong khi đó, con tốt trong cờ vua sau khi đã phấn đấu tích cực, liều mình xông pha đi đến tận cùng đất địch thì được tôn vinh công trạng và đãi ngộ xứng đáng, có quyền biến thành bất kỳ quân cờ nào có đẳng cấp cao hơn, trừ vua. Hình ảnh này thường được thấy trong các công ty, tập đoàn có tinh thần nhân văn, coi trọng con người. Lãnh đạo thường là nhân viên đi từ bậc thấp nhất đi lên, có quá trình phấn đấu, chứng minh năng lực, lăn xả bám trụ cùng công ty và được công ty ghi nhận.

    Thứ ba là tư duy chủ động trong quản trị

    Trong cờ tướng, tượng không thể qua sông, pháo thì cần ngòi mới ăn được đối phương, mã cũng bị cản trong một số trường hợp nhất định, thể hiện hình ảnh nhân viên dù muốn đạt được mục tiêu đến mấy, cố gắng đến mấy thì cuối cùng vẫn bị bó buộc bởi những rào cản, quy chế và tư duy hạn hẹp của người lãnh đạo.

    Trong cờ vua, các quân mã không bị cản, quân tượng đi khắp bàn cờ, quân xe và quân hậu tung hoành ngang dọc. Rõ ràng là trong cờ vua, các quân cờ có khả năng linh hoạt, chủ động và tự do hơn, ít bị gò bó như trong cờ tướng.

    Thứ tư là tư duy hỗ trợ trong quản trị

    Trong cờ tướng, chỉ có 2 con tốt may mắn đứng trước con xe là có sự bảo vệ của cấp lãnh đạo ngay từ đầu, các con tốt còn lại đều phải nằm trong vùng nguy hiểm, không được bảo vệ bởi những quân tướng lãnh phía sau.

    Trong cờ vua, tất cả các con tốt đều được bảo vệ và hỗ trợ phía sau bởi các quân tướng lãnh, không con nào bị nguy hiểm hơn con nào, thể hiện sự công bằng trong đãi ngộ. Nhờ đó con tốt trong cờ vua có thể tự tin tiến lên phía trước không chỉ 1 mà 2 ô vì luôn tin rằng khi mình xông pha vì mục tiêu chung thì phía sau luôn có cấp trên ủng hộ.

    Thứ năm là quản trị bình đẳng – Tôn trọng nhân tài

    Trong cờ tướng, đứng cạnh vua là 2 con sĩ, cực phế chỉ biết loanh quanh con tướng để bảo vệ, đại diện cho hình ảnh loại người xun xoe xu nịnh lãnh đạo, không có thực tài nhưng lại được lãnh đạo cất nhắc cho ở gần bên cạnh (liên tưởng tới hình ảnh thời xưa cạnh các vị hoàng đế là thái giám, công công).

    Còn trong cờ vua, đứng cạnh quân vua là con Hậu, quân cờ có sức mạnh to lớn nhất bàn cờ, đi dọc đi ngang, đi chéo đều được. Điều đó thể hiện sự trân trọng thực lực, đánh giá đúng vai trò và tài năng của người tài trong tập thể. Và người có khả năng cao nhất thì được ở gần lãnh đạo nhất.

    Thứ sáu là trao quyền quản trị

    Đặc biệt, những người tìm hiểu cờ vua sẽ biết về luật “Nhập thành”. Khi nhập thành, quân vua sẽ rời khỏi vị trí của mình và di chuyển qua 2 ô về phía quân xe tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua sao cho nó nằm ngay bên cạnh quân vua. Điều này thể hiện tư duy trao quyền, tin tưởng giao trọng trách cho cấp dưới mình cùng chung tay gánh vác.

    Cuối cùng, đặc biệt là tư duy tôn trọng nữ quyền

    Chỉ trong cờ vua mới có quân Hậu, là quân đại diện cho phái nữ duy nhất trên bàn cờ, và cũng là quân có năng lực mạnh nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng khả năng của người phụ nữ, khi có thực tài thì vẫn có thể đảm nhiệm được trọng trách quan trọng trong xã hội.

    Lưu ý:
    Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhằm đả kích chê bai cờ tướng dở hơn cờ vua, mỗi loại cờ đều có luật riêng, có cái hay riêng của nó. Hãy nhìn nhận và đánh giá bài viết ở góc nhìn của nhà quản trị nhân sự, tác giả không dạy bạn đánh cờ.

    Sưu tầm.

    (Câu chuyện số 47 - Câu chuyện của CEO) 
    Tác giả: Đặng Tuấn Tiến

     
    16218 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    truongngoclieu (15/09/2018) ntdieu (15/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502233   15/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Tư duy này thật "sáng tạo" :|

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502241   15/09/2018

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Bài viết sưu tầm của bạn đúng là hay nhưng hơi một chiều, lấy tư duy quản trị của phương Đông làm nền để ca ngợi tư duy quản trị của phương Tây. Vậy nên mình sẽ nhìn vấn đề theo hướng hoàn toàn ngược lại cho nó đa chiều (tất nhiên là cách quản trị nào cũng có cái hay cái dở).

    Cờ vua – Cờ tướng và 7 bài học về tư duy quản trị

    Cờ vua và cờ tướng đều có 32 quân cờ, chia làm 2 phe. Cờ tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, cờ vua đại diện cho văn hóa phương Tây trong tư duy quản trị. Đâu là sự khác nhau?

    Thứ nhất là tư duy lãnh đạo trong quản trị

    Vua trong cờ vua có thể đi khắp bàn cờ và trong trường hợp không còn quân lính bảo vệ sẽ “chạy vòng vòng” khắp bàn cờ cho đến khi bị bắt bí, thậm chí nếu bên đất địch an toàn hơn thì cố thủ luôn bên ấy, đứng vào cả vị trí của con tốt đối phương, hoàn toàn không có khí chất của một lãnh đạo. Vua trong cờ tướng có thể chết ngay khi đội quân của mình vẫn còn hùng hậu nhưng không thể có chuyện “bỏ của chạy lấy người” như vua trong cờ vua.

    Vua trong cờ tướng chỉ đi lại loanh quanh trong một khoảng không gian hẹp nhưng có thể chỉ huy được cả một đội quân. Điều này chứng tỏ năng lực lãnh đạo không nhất thiết phải thể hiện thông qua xông pha trận mạc nhưng nhất định phải biết cách điều binh khiển tướng.

    Thứ hai là tư duy dùng người trong quản trị

    Con tốt trong cả cờ vua và cờ tướng đều là quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước chết trước, làm bia đỡ đạn cho lãnh đạo phía sau.

    Con tốt trong cờ vua sau khi đã đi đến tận cùng đất địch thì được quyền biến hóa thành bất kỳ con nào (trừ vua). Do đó mục tiêu tiên quyết của con tốt là đi đến cùng của bàn cờ để được phong tước. Mục đích của nhân viên và mục đích chung của công ty không giống nhau, và một khi trong doanh nghiệp cùng lúc có nhiều con tốt như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh chung của toàn cục.

    Trong khi đó, con tốt trong cờ tướng khi đã vượt qua con sông nguy hiểm thì sẽ được trao thêm quyền (đi ngang) nhưng phải biết được điểm dừng, việc một mình tiến thẳng đến nơi cuối cùng mà bỏ rơi đồng đội sẽ chỉ dẫn đến kết cục là trở nên vô dụng. Nhân viên có giỏi giang đến mấy cũng phải phù hợp với sứ mệnh và con đường đi chung của công ty và các đồng nghiệp. Chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì sẽ nhận kết cục thất bại.

    Thứ ba là tư duy phân quyền và đánh giá tình hình khách quan          

    Trong cờ vua, các quân mã không bị cản, quân tượng đi khắp bàn cờ, quân xe và quân hậu tung hoành ngang dọc. Điều này cho thấy sự phân công phân nhiệm không rõ ràng, dễ tiềm ẩn mầm họa gây rối loại trong phối hợp, đôi khi là xa rời mục tiêu chung. Hơn nữa, cuộc sống không màu hồng. Trở ngại, rào cản là điều tất yếu, không có trở ngại, không có rào cản sẽ không giúp nhân viên phát triển được.

    Trong cờ tướng, sự phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng, tượng, sĩ phải có nhiệm vụ bảo vệ vua và luôn ở phần đất bên mình. Xe, pháo, mã, tốt phải có nhiệm vụ xông pha đánh giặc tiến sâu vào đất địch. Như vậy sắp xếp bố trí công việc rất rõ ràng, dựa vào năng lực của từng cá nhân mà bố trí cho phù hợp, có những nhân sự có khả năng ngoại giao, tiếp cận thị trường cho làm xe, pháo, có những nhân sự giỏi việc hỗ trợ cho ban lãnh đọa thì cho làm tượng, sĩ, không nhất thiết phải trao những quyền không phù hợp khả năng như vậy sẽ có nguy cơi gây đại họa.

    Thứ tư là quản trị dựa vào năng lực

    Trong cờ vua, đứng cạnh quân vua là con Hậu được xem như một nữa hoàng và quân cờ có sức mạnh to lớn nhất bàn cờ, đi dọc đi ngang, đi chéo đều được. Điều đó thể hiện rằng dưới vua còn có cả Hậu (thân nhân của của vua). Hai nhóm này phải có quyền lực lớn nhất. Những công thần như xe, ngựa cũng không được quyền vượt mặt. Đôi khi những người thân lãnh đạo được trao rất nhiều quyền nhưng chưa hẳn là đã có năng lực, nhiều con hậu bị bắt chết chỉ vì con tốt của đối phương.

    Trong cờ tướng, đứng cạnh vua là 2 con sĩ, nhiệm vụ duy nhất là để bảo vệ vua, chỉ cần khuyết một con sĩ tính mạng của vua sẽ bị đe dọa ngay lập tức. Hai con sĩ không hề tham gia tấn công và không hề có sự ảnh hưởng nào đến lực lượng tấn công trong đội quân. Điều này cho thấy tư duy phân định rõ đâu là việc công đâu là việc tư, đâu là việc công. Dù 2 con sĩ rất thân cận bên vua nhưng không có năng lực xông pha trận mạc nên chỉ được ở nhà và bảo vệ vua và không được trao quyền lớn như con hậu trong cờ vua.

     

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 15/09/2018 10:26:16 SA

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/09/2018) NgocHoLaw (15/09/2018) thinh_sahuynh@yahoo.com (22/09/2018)
  • #502258   15/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Like bài viết của truongngoclieu. Mặc dù hướng suy nghĩ của tôi không hoàn toàn giống bạn, nhưng ý kiến của tôi cũng tương tự, nghĩa là bài viết đầu tiên khá là chủ quan và một chiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #518177   15/05/2019

    Bài viết của bạn làm mình nghĩ đến phong tục của người phương Đông và người phương Tây. Vì lấy hình ảnh của 2 loại cờ có thể coi là đại diện cho 2 nền văn minh. Trong từng quân cờ, cách sắp xếp, cách di chuyển cho thấy tư tưởng, quan điểm của hai bên về cách điều binh khiển tướng và rộng ra là cách suy nghĩ, tư duy của các bên.

     

     
    Báo quản trị |