Có trả lương khi sức khỏe lao động bị TNLĐ chưa ổn định dù đã xuất viện?

Chủ đề   RSS   
  • #611832 22/05/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1970)
    Số điểm: 13203
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 254 lần


    Có trả lương khi sức khỏe lao động bị TNLĐ chưa ổn định dù đã xuất viện?

    Tình huống phát sinh là trường hợp người lao động bị tai nạn lao động và đã có kết quả giám định thương tật cũng như công ty thanh toán các chi phí y tế, bồi thường đầy đủ nhưng sức khỏe chưa ổn định để đi làm thì công ty có phải trả lương không? 
     
    Trách nhiệm của công ty đối với lao động bị TNLĐ
     
    Liên quan vấn đề này, tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có đề cập nội dung về Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
     
    - Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
     
    - Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp tùy theo trường hợp;
     
    - Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
     
    - Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức khác nhau tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động;
     
    - Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động;
     
    - Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
     
    - Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
     
    - Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
     
    - Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
     
    Có thể thấy rằng trách nhiệm của đơn vị là trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. Do đó, khi lao động sức khỏe chưa ổn định để đi làm, vẫn đang nghỉ ngơi theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì đơn vị vẫn phải trả đủ lương cho thời gian nghỉ này.
     
    Điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm
     
    Đối với nội dung này, tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    (1) Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
     
    - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
     
    - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
     
    (2) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên;
     
    (3) Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
     
    Khi lao động đảm bảo được 3 điều kiện trên thì có thể thông qua đơn vị, nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm.
     
    22 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận