Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn phụ:
“4. …Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.”
Theo quy định trên thì đơn vị được ghi bổ sung nội dung khác, tuy nhiên nội dung bổ sung không được làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phản ánh đúng bản chất, nguồn gốc của hàng hóa. Nếu trên nhãn đơn vị đã ghi xuất xứ hàng hóa đúng với quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì theo quan điểm của mình, việc bổ sung thêm nội dung "Xuất xứ thương hiệu Đức" vẫn phù hợp ạ.
Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định:
“22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể."
=> Theo đó, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ rõ nguồn gốc địa lý sản phẩm.
Ví dụ như nước mắm Phú Quốc thì "Phú Quốc" là chỉ dẫn địa lý của sản phẩm nước mắm sản xuất tại Phú Quốc.
Còn trường hợp chị nêu thì đây không phải là chỉ dẫn địa lý chị nhé, "Xuất xứ thương hiệu từ Đức" chỉ thể hiện thương hiệu của sản phẩm này là của công ty nào đó tại Đức mà thôi, chứ không thể hiện nơi sản phẩm được sản xuất ra. Do đó, khi nhập về bên chị cũng không cần làm thủ tục gì liên quan đến chỉ dẫn địa lý cả.