quachxuanhoa viết:
gia đình tôi nhờ 1 người xin việc cho tôi .họ bảo tôi đưa cho họ số tiền là 250 triệu,gia đình tôi đồng ý đưa tiền cho bà ấy. Lúc đưa tiền tôi và bà ta làm giấy giao nhận tiền nếu không xin đươc việc thì se trả tiền lại . Bây giờ tôi đợi bà ta đã gần 2 năm rồi mà không xin được. Tôi gọi điện hỏi thì bà ta bảo đang cố gắng xin mà không đươc và cũng giới thiêu 1 ngưoif khác và bảo người này sẻ trực tiếp làm việc với gia đình tôi để xin việc cho tôi . khi gia đinh tôi , bà ta và người bà ta giới thiệu làm việc đã giao cho người bà ta giới thiệu là 60 triệu có viết giấy biên nhận với gia đình tôi ( 60 triêu nằm trong khoản 250 triệu ) sau 1 thời gian làm việc với người bà ta giới thiệu là anh Tùng , a Tùng cứ hẹn gia đình tôi , hể gia đình tôi gọi điên cho a Tùng thì anh ta cứ trả lời là giấy tờ của tôi xong hết rồi và hẹn ngày mai anh tùng xuống nhà đưa quyết định và dẩn tôi đi làm luôn . nhưng chờ hơn nữa năm , gọi điện lần nào a cũng nói như vậy . trong thơi gian làm việc với gia đình tôi anh tùng đã đòi thêm 1 số tiền . cứ mỗi lần gặp là anh Tùng đòi tiền để mua quà cho xếp để dể làm việc tổng cộng là 31 triệu , do đưa nhiều lần nên gia đình tôi không để ý nên cũng không làm biên nhận tiền với anh Tùng . giờ gia đinh tôi gọi điện cho anh Tùng thi anh Tùng cứ hẹn gặp rồi bắt gia đinh tôi chờ .gia đình tôi đã chờ gần 3 năm rôi , giờ gia đình tôi không muốn chờ nữa vậy xin hỏi gia đình tôi có lấy lại được tiền không ? và phải làm thế nào ?
chào bác theo quy định tại điều 410 Hợp đồng dân sự vô hiệu
1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu
trường hợ của bác có thẻ nói là vi hạm vào Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
tại điều 137 quy định Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
như vậy bác có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để lấy lại tiền của mình
Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 08/12/2014 03:55:20 CH
Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.